Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1
Trong các hình dưới đây (H.4.21), hình nào là hình thang cân?
(A) Hình (1) (B) Hình (2)
(C) Hình (3) (D) Hình (4)
Trong các hình trên ta thấy hình (2) là hình thang cân vì có hai đáy song song với nhau và hai cạnh bên bằng nhau.
Đáp án: B
Câu 2. Trong các hình dưới đây (H.4.22), hình nào là hình bình hành?
(A) Hình (1) (B) Hình (2)
(C) Hình (3) (D) Hình (4)
Trong các hình trên ta thấy hình (4) là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối bằng nhau.
Đáp án: D
Câu 3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Trong hình chữ nhật:
(A) Bốn góc bằng nhau và bằng 60o;
(B) Hai đường chéo không bằng nhau;
(C) Bốn góc bằng nhau và bằng 90o;
(D) Hai đường chéo song song với nhau.
Trong hình chữ nhật có bốn góc bằng nhau và bằng 90o
Đáp án: C
Câu 4. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Trong hình lục giác đều:
(A) Các góc bằng nhau và bằng 90o;
(B) Đường chéo chính bằng đường chéo phụ;
(C) Các góc bằng nhau và bằng 60o;
(D) Các đường chéo chính bằng nhau
Trong hình lục giác đều có các đường chéo chính bằng nhau.
Đáp án: D
Câu 5. Khẳng định nào sau đây là sai?
(A) Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau;
(B) Hai góc kề một đáy của hình thang cân bằng nhau;
(C) Trong hình thoi, các góc đối không bằng nhau;
(D) Trong hình chữ nhật, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Trong hình thoi, các góc đối bằng nhau nên đáp án C sai.
Đáp án: C
Câu 6. Hình vuông có cạnh 10cm thì chu vi của nó là:
(A) 100 cm2 (B) 40 cm;
(D) 40 cm2 (D) 80 cm.
Advertisements (Quảng cáo)
Chu vi hình vuông cạnh 10cm là:
4 . 10 = 40 (cm)
Đáp án: B
Câu 7. Hình chữ nhật có diện tích 800 m2 , độ dài một cạnh là 40m thì chu vi của nó là:
(A) 100 m; (B) 60 m
(C) 120 m (D) 1 600 m.
Độ dài cạnh còn lại của hình chữ nhật là:
800: 40 = 20 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là:
2. (40 + 20) = 120 (m)
Đáp án: C
Câu 8. Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 6cm, 8cm thì diện tích của nó là:
(A) 48 cm2 (B) 14 cm2
(C) 7 cm2 (D) 24 cm2
Diện tích hình thoi là:
S=\(\frac{1}{2}.6.8\)=24 ( cm2)
Đáp án: D
Câu 9. Hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 10 cm và chiều cao tương ứng bằng 5 cm thì diện tích của hình bình hành đó là:
(A) 50 cm; (B) 50 cm2
(C) 25 cm2 (D) 30 cm2
+Hình bình hành có độ dài 1 cạnh là a; chiều cao tương ứng là h thì có diện tích là: S=a.h
+Chú ý đơn vị đo diện tích
Diện tích của hình bình hành đó là:
10. 5 = 50 (cm2)
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án: B
Câu 10. Hình thang cân có độ dài hai đáy lần lượt là 4cm, 10cm và chiều cao bằng 4cm thì diện tích của hình thang cân đó là:
(A) 14 cm2 (B) 56 cm2
(C) 28 cm2 (D) 160 cm2
Hình thang có độ dài 2 đáy là a,b; chiều cao h thì có diện tích là S=\(\frac{1}{2}. (m+n).h\)
Diện tích hình thang cân là:
S=\(\frac{1}{2}. (4+10).4\)=28 (cm2 )
Đáp án: C
Bài 4.29 trang 76 SBT Toán 6
Vẽ hình theo yêu cầu sau:
a) Hình vuông có độ dài cạnh bằng 3, 5cm;
b) Hình chữ nhật có độ dài một cạnh bằng 6cm và diện tích bằng 48 cm2
c) Hình thoi có độ dài cạnh bằng 6cm và một góc bằng 60o.
d) Hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp bằng 4cm và 6cm, chiều cao bằng 3cm.
HS tự vẽ
Bài 4.30 trang 77 sách bài tập Toán 6
Quan sát Hình 4.23, kiểm tra và gọi tên hình lục giác đều, hình thoi, hình tam giác đều.
Sử dụng thước thẳng để đo, ta nhận thấy:
+) AB = BC = CD = DE = EF = FA nên ABCDEF là hình lục giác đều.
+) AO = OE = EF = FA nên AOEF là hình thoi.
+) OD = DE = OE nên tam giác ODE là tam giác đều.
Bài 4.31 trang 77 SBT Toán 6 tập 1
Quan sát Hình 4.24:
a) Kiểm tra xem tứ giác MNPQ có là hình vuông không?
b) Tứ giác MKCH có là hình thang cân không?
+) Dùng ê ke kiểm tra ta thấy tứ giác MNPQ có các góc M, góc N, góc P, góc Q đều bằng 90o
+) Dùng thước thẳng đo ta thấy MN = NP = PQ = QM
Do đó tứ giác MNPQ là hình vuông.
+) Vì tứ giác MNPQ là hình vuông nên MN và PQ là hai đường thẳng song song với nhau
Ta cũng đo được MH = KC, tức là là hai cạnh bên bằng nhau.
Do đó tứ giác MKCH là hình thang cân.
Bài 4.32
Hãy cắt miếng bìa hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là 4cm và 9cm (H.4.25) thành bốn mảnh rồi ghép bốn mảnh này (không chồng lên nhau) để tạo thành một hình vuông.
+Nhận thấy diện tích hình chữ nhật là 9.4=36 (cm2). Nên khi cắt ghép, hình vuông thu được cũng phải có diện tích 36 (cm2). Do đó cạnh hình vuông là 6 cm
Cách 1. Cắt hình chữ nhật thành 4 hình chữ nhật nhỏ theo nét đứt
Ghép lại thành hình vuông ta được:
Cách 2. Cắt hình chữ nhật thành 4 hình chữ nhật nhỏ theo nét đứt
Ghép lại thành hình vuông ta được:
Bài 4.33 trang 77 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Một mảnh sân nhà có hình dạng và kích thước như Hình 4.26.
a) Tính diện tích mảnh sân.
b) Nếu lát sân bằng những viên gạch hình vuông có cạnh 50 cm thì cần bao nhiêu viên gạch?
a)
Ta có thể chia mảnh sân thành hai hình chữ nhật gồm 2 hình chữ nhật như sau:
Diện tích của hình chữ nhật ABFG là:
5. 2 = 10 (m2)
Độ dài CF là:
5 – 3 = 2 (m)
Diện tích của hình chữ nhật CDEF là:
4. 2 = 8 (m2)
Diện tích của mảnh vườn là:
10 + 8 = 18 (m2)
b) Đổi 50 cm = 0,5 m
Diện tích một viên gạch lát là:
0,5. 0,5 = 0,25(m2)
Số viên gạch dùng để lát sân là:
18: 0,25 = 72 (viên)
Vậy diện tích mảnh sân là 18 m2 và cần dùng 72 viên gạch để lát sân.