Bài 6.6. Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?
A. Lực bất tòng tâm.
B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.
C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.
D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.
Chọn D
Từ “lực” trong câu D là lực trong vật lí chỉ sự kéo hoặc đẩy:
Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.
Bài 6.7. Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.
A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.
Advertisements (Quảng cáo)
B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.
D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.
Chọn B
Lực số 3 là lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư; lực số 4 lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba nên cả hai lực hai toa tác dụng lẫn nhau đều là lực kéo
Bài 6.8. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Xách một xô nước. B. Nâng một tẩm gỗ.
C. Đẩy một chiếc xe. D. Đọc một trang sách.
Chọn D
Đọc một trang sách là việc làm không cần dùng đến lực. Các việc khác như xách một xô nước, nâng một tấm gỗ, đẩy một chiếc xe đều dùng lực.
Bài 6.9. Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?
A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.
B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.
C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.
D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.
Chọn D
Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng vì:
A: không phải lực cân bằng vì hai lực này cùng chiều.
B: không phải lực cân bằng vì hai lực này đặt vào hai vật khác nhau.
C: không phải lực cân bằng vì hai lực này cũng đặt vào hai vật khác nhau