Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Vật Lý 6

Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5 trang 17, 18 SBT Lý 6: Biển nào cắm ở đầu cầu ?

Bài 5 Khối lượng, đo khối lượng Sách bài tập Vật lí 6. Giải bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5 trang 17, 18 Sách bài tập Vật lí 6. Câu 5.1: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ…

Bài 5.1. Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:

A. Sức nặng của hộp mứt.

B. Thể tích của hộp mứt.

c. Khối lượng của hộp mứt.

D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Trả lời.

Chọn C.

Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ khối lượng của hộp mứt

Bài 5.2. Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g. Số đó cho biết điều gì? Khi hết sữa, em rửa sạch hộp, lau khô rồi đổ đầy gạo đến tận miệng hộp.

Em hãy tìm cách đo chính xác xem được bao nhiêu gạo? Lượng gạo đó lớn hơn, nhỏ hơn, hay đúng bằng 397g?

Số ghi: “Khối lượng tịnh 397g” số đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp. Nếu dùng lon đó đong gạo thì khối lượng của 1 lon gạo thông thường nhỏ hơn (khoảng chỉ 250g).

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5.3. Có ba biển báo giao thông A, B và C (H.5.1). Các câu dưới đây cho biết thông tin của các biển báo đó. Hãy điền các chữ A, B hoặc C vào chỗ trống của các câu sau đây sao cho phù hợp với thông tin và vị trí đặt biển đó.

a) Biển …….. cho biết chiều cao tối đa (đo theo đơn vị mét) từ mặt

đường trở lên của các phương tiện giao thông đê khỏi đụng phải gầm cầu khi chui qua gầm cầu

b) Biển ………  cho biết vận tốc tối đa được phép (tính theo

kilômét/giờ) của các xe cộ khi đi trên đoạn đường trước mặt.

c) Biển ……..  cho biết khối lượng (đo theo đơn vị tấn) tối đa được

Advertisements (Quảng cáo)

phép của cả xe tải và hàng hóa khi đi qua một chiếc cẩu.

d) Biển……… thường cắm trên các đoạn đường hay xảy ra tai nạn.

e) Biển……. cắm ở đầu cầu.

f) Biển ………  gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở

trước hầm xuyên núi.

Trả lờ i:

Điền các chữ A, B hoặc c vào chỗ trống cho phù hợp:

a) Biến C cho biết chiều cao tối đa (đo theo đơn vị mét) từ mặt đường trở lên của các phương tiện giao thông để khỏi đụng phải gầm cầu khi chui qua gầm cầu.

b) Biển B cho biết vận tốc tối đa được phép (tính theo kilômét/giờ) của các xe cộ khi đi trên đoạn đường trước mặt.

c) Biển A cho biết khối lượng (đo theo đơn vị tấn) tối đa được phép của cả xe tải và hàng hóa khi đi qua một chiếc cầu.

d) Biển B thường cắm trên các đoạn đường hay xảy ra tai nạn.

e) Biển A cắm ở đầu cầu.

f) Biển C gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở trước hầm xuyên núi, hay trên đầu có cầu vượt.

Bài 5.4. Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật, nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân?

Đặt vật lên cân, cân chỉ giá trị M, sau đó bỏ vật ra và thay bằng các quả cân sao cho cân cũng chỉ giá trị M. Ta cộng khối lượng các quả cân đó lại là khối lượng của vật.

Bài 5.5*. Có cách đơn giản nào để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không?

Đế kiếm tra xem một cái cân có chính xác hay không ta có thể dùng một vật đã biết chính xác khối lượng (một quả cân hay hộp sữa Ông Thọ chẳng hạn) đem cân, nếu cân chỉ không đúng với giá trị khối lượng của vật đó thì cân ấy không chính xác.

Advertisements (Quảng cáo)