Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Vật Lý 6

Bài 26-27.5, 26-27.6, 26-27.7, 26-27.8, 26-27.9 trang 76, 77 SBT Vật Lý 6: Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?

Bài 26-27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ SBT Lý lớp 6. Giải bài 26-27.5, 26-27.6, 26-27.7, 26-27.8, 26-27.9 trang 76, 77 Sách bài tập Vật Lí 6. Câu 26-27.5: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?…

Bài 26-27.5. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?

Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ tăng vì thế làm cho tốc độ bay hơi tăng.

Bài 26-27.6. Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?

Tốc độ bay hơi tăng khi nhiệt độ tăng và có gió. Sấy tóc vừa tăng nhiệt độ vừa tạo thành gió.

Bài 26-27.7. Các bình trong hình 26-27.1 đều đựng cùng một lượng nước. Để cả ba bình vào trong phòng kín. Hỏi sau một tuần bình nào còn ít nước nhất, bình nào còn nhiều nước nhất?

Do diện tích mặt thoáng khác nhau nên nước trong bình B còn ít nhất; bình A còn nhiều nhất.

Advertisements (Quảng cáo)

26-27.8*. Để tìm mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng người ta làm thí nghiệm sau đây:

–  Rót đầy nước vào một ống nghiệm nhỏ rồi đổ nước này vào một cái đĩa thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm. Lại rót đầy nước vào ống nghiệm trên rồi để ống nghiệm và đĩa có nước vào một nơi không có gió để theo dõi sự bay hơi của nước.

–  Ghi ngày, giờ bắt đầu làm thí nghiệm; ngày, giờ nước trong đĩa, trong ống nghiệm bay hơi hết; đo đường kính trong của miệng ống nghiệm và đường kính mặt đĩa, người ta được bảng sau đây:

Bắt đẩu thí nghiệm

Khi nước trong đĩa bay hơi hết

Khi nước trong ống nghiệm bay hơi hết

Đường kính miệng ống nghiệm

Đường kính mặt đĩa

8giờ ngày 01/10

11 giờ ngày 01/10

18 giờ ngày 13/10

1cm

10cm

Hãy dựa vào bảng trên để xác định gần đúng mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng.

Thời gian nước trong đĩa bay hơi: t­1 = 11 giờ – 8 giờ = 3 giờ.

Advertisements (Quảng cáo)

Thời gian nước trong ống nghiệm bay hơi:

t2 = (13 -1) x 24 giờ + (18 giờ – 8 giờ) = 298 giờ.

Diện tích mặt thoáng của nước trong đĩa: \({S_1} = {{\pi  \times {{10}^2}} \over 4}\)

Diện tích mặt thoáng cùa nước trong ống nghiệm: \({S_2} = {{\pi  \times {{1}^2}} \over 4}\)

Ta thấy: \({{{t_1}} \over {{t_2}}} = 99\) và \({{{S_1}} \over {{S_2}}} = 100\)

Với cùng một lượng nước cho bay hơi, thời gian bay hơi càng nhỏ chứng tỏ tốc độ bay hơi càng lớn. Do đó nếu gọi v1 là tốc độ bay hơi của nước ở đĩa và v2 là tốc độ bay hơi của nước ở ống nghiệm ta có:

\({{{v_1}} \over {{v_2}}} = {{{t_2}} \over {{t_1}}}\) và \({{{v_1}} \over {{v_2}}} = {{{S_1}} \over {{S_2}}} = 100\)

Vậy, một cách gần đúng, ta thấy: Tổc độ bay hơi tỉ lệ với diện tích mặt thoáng.

Bài 26-27.9*. Giơ hai ngón tay thành hình chữ V (H.26-27.2). Nhúng một ngón tay vào nước, để một ngón khô. Khi thổi vào hai ngón tay ta sẽ có cảm giác hai ngón tay không mát như nhau.

1. Ngón tay nào mát hơn?

2. Từ đó có thể rút ra nhận xét gì về tác động của sự bay hơi đối với môi trường xung quanh? Hãy tìm thêm ví dụ về tác động này?

1. Ngón tay nhúng vào nước.

2. Khi bay hơi nước làm lạnh môi trường xung quanh.

Advertisements (Quảng cáo)