Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Vật Lý 6

Bài 26-27.1, 26-27.2, 26-27.3, 26-27.4 trang 76 SBT Lý 6: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi nào?

Bài 26-27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ Sách bài tập Vật Lí 6. Giải bài 26-27.1, 26-27.2, 26-27.3, 26-27.4 trang 76 Sách bài tập Vật Lí 6. Câu 26-27.1: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?…

Bài 26-27.1. Trong các đặc điếm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng,

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Chọn D.

Sự bay hơi xảy ra ở một nhiệt độ bất kì trên mặt của chât lỏng.

Vậy đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi là: Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 26-27.2. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng nhiều.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Advertisements (Quảng cáo)

Chọn C.

Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi nước trong cốc càng nóng.

Bài 26-27.3. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá cây             B. Sương mù.

C. Hơi nước.                                   D. Mây.

Chọn C

Sự tạo thành hơi nước không phải là sự ngưng tụ.

Bài 26-27.4. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

Advertisements (Quảng cáo)