Bài 24-25.11. Câu phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau.
B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy.
C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.
D. Cả ba câu trên đều sai.
Chọn D
Câu phát biểu A, B, C đều đúng.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 24-25.12. Câu nào sau đây nói về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là đúng?
A. Bất cứ chất nào cũng đông đặc ở một nhiệt độ xác định, gọi là nhiệt độ nóng chảy của chất đó.
B. Một chất đã đông đặc ở một nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác cao hơn.
C. Một chất đã đông đặc ở một nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác thấp hơn.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.
Chọn D
Tính chất của nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là: Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.
24-25.13. Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ ?
Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ là vì nước đá đang tan có một nhiệt độ không thay đổi là 0°C khi áp suất khí quyển là chuẩn (1 atm).
Bài 24-25.14. Tại sao ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời?
Ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời vì nhiệt độ đông đặc của rượu thấp hơn nhiều so với thủy ngân. Khi nhiệt độ ngoài trời thấp rượu vẫn chưa bị đông đặc nên vân đo được, còn thủy ngân với nhiệt độ đó đã bị đông đặc.