Bài 14.6. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cái kéo. B. Cầu thang gác.
c. Mái nhà. D. Cái kìm.
Chọn B
Cầu thang gác là dụng cụ ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.
Bài 14.7. Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên cao, có thể
A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. làm giảm trọng lượng của vật.
C. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn C
Khi dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên cao, ta có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Bài 14.8. Để giảm độ lớn lực kéo một vật nặng lên sàn ôtô tải bằng mặt phẳng nghiêng người ta có thể
A. tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
B. giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng,
C. tăng độ cao của mặt phẳng nghiêng.
Advertisements (Quảng cáo)
D. giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng.
Chọn A
Để giảm độ lớn lực kéo một vật nặng lên sàn ôtô tải bằng mặt phẳng nghiêng ta có thể tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
Bài 14.9. Sàn nhà cao hơn mặt đường 50cm. Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà, người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ dài l và độ cao h nào sau đây?
A. l < 50cm; h = 50cm. B. l = 50cm; h = 50cm.
c. l > 50cm; h < 50cm. D. l > 50cm; h = 50cm.
Chọn D
Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng l > 50cm; h = 50cm.
Bài 14.10. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất?
A. Tấm ván 1 B. Tấm ván 2.
C. Tấm ván 3. D. Tấm ván 4.
Chọn B
Tẩm ván nào dài nhất phải ứng với lực đẩy bé nhất tức là trường hợp dùng tấm ván 2 với lực F2 = 200N.