Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 10.1, 10.2, 10.3 trang 137, 138 SBT Toán lớp 6 tập 1: Tính độ dài của đoạn thẳng MN khi cho trước AB = 6cm ?

Bài 10 Trung điểm của đoạn thẳng Sách bài tập Toán lớp 6 tập 1. Giải bài 10.1, 10.2, 10.3 trang 137, 138 Sách bài tập Toán lớp 6 tập 1. Câu 10.1: Mỗi câu sau đây đúng hay sai?…

Câu 10.1: Mỗi câu sau đây đúng hay sai?

a) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì nó là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b) Nếu MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

c) Nếu MA + MB = AB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

d) Nếu \(AM = {{AB} \over 2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

e) Nếu MA + MB = AB và MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

f) Nếu \(MA = MB = {{AB} \over 2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

g) Nếu ba điểm A, M, B thẳng hàng, điểm M nằm giữa hai điểm A, B và \(AM = {{AB} \over 2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu đúng: e), f), g).

Câu sai: a), b), c), d).

Câu 10.2: Trên đường thẳng t lấy bốn điểm A, B, M, N. Biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB và B là trung điểm của đoạn thẳng AN. Tính độ dài của đoạn thẳng MN khi cho trước AB = 6cm.

Advertisements (Quảng cáo)

Từ giả thiết AB = 6cm và M là trung điểm của đoạn thẳng của đoạn thẳng AB nên AM = 3cm.

Cũng do AB = 6cm và B là trung điểm của đoạn thẳng AN nên AN = 12cm. Từ đó, ta có thể vẽ được hình như sau:

Do AN = AM + MN nên 12 = 3 + MN, suy ra MN = 9cm.

Câu 10.3: Trên đường thẳng t vẽ một đoạn thẳng AB = 12cm. Lấy điểm N nằm giữa hai điểm A, B và AN = 2cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BN. Gọi P là trung điểm của đoạn thẳng MN. Tính độ dài của đoạn thẳng BP.

Từ giả thiết AB = 12cm và điểm N nằm giữa hai điểm A, B sao cho AN = 2cm suy ra BN = 10cm. M là trung điểm của đoạn thẳng BN nên BM = MN = 5cm.

Cũng do MN = 5cm và P là trung điểm của đoạn thẳng MN nên NP = PM = 2,5cm. Từ đó, ta có thể vẽ được hình như sau:

Ta có BP = BM + MP = 5 + 2,5 = 7,5 (cm)

Advertisements (Quảng cáo)