Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập Luyện tập chung trang 43 Toán lớp 6 tập 1 KNTT

Luyện tập chung trang 43 – Chương 2 Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Giải bài 2.25 , 2.26 , 2.27, 2.2, 2.29 trang 43 SGK Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1

Bài 2.25 trang 43 Toán 6

Từ các số 5, 0, 1, 3, viết các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn điều kiện:

a) Các số đó chia hết cho 5;

b) Các số đó chia hết cho 3.

– Dấu hiệu chia hết cho 5 là số đó có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5

– Dấu hiệu chia hết cho 3 là số đó có tổng các chữ số là 1 số chia hết cho 3

a) Gọi số tự nhiên cần tìm có ba chữ số khác nhau là

\(\overline {abc} \)( \(a \ne 0; a,b,c \in N; a,b,c \le 9; a,b,c khác nhau)\)

Vì số đó chia hết cho 5 nên chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. Do đó c = 0 hoặc c = 5.

+) Với c = 0, ta có bảng chữ số a, b khác nhau và khác 0 thỏa mãn là:

a

1

5

3

5

1

3

b

5

1

5

3

3

1

Do đó ta thu được các số: 150; 510; 350; 530; 130; 310.

+) Với c = 5, \(a \ne 0\) nên a = 1 hoặc 3, ta có bảng chữ số a, b khác nhau thỏa mãn là:

a

1

3

1

3

b

0

0

3

1

Do đó ta thu được các số: 105; 305; 135; 315

Vậy các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau chia hết cho 5 được viết từ các chữ số đã cho: 130; 135; 105; 150; 310; 315; 350; 305; 510; 530.

b) Gọi số tự nhiên cần tìm có ba chữ số khác nhau là

\(\overline {abc} \)( \(a \ne 0; a,b,c \in N; a,b,c \le 9; a,b,c khác nhau)\)

Vì số đó chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 3 hay (a + b + c) chia hết cho 3.

Ta thấy bộ 3 chữ số khác nhau có tổng chia hết cho 3 là: (5, 0, 1); (5, 1, 3) vì (5 + 0 + 1 = 6 chia hết cho 3 và 5 + 1 + 3 = 9 chia hết cho 3)

+) Khi a,b,c gồm 3 chữ số 5, 0, 1 thì ta có các số cần tìm là: 105; 150; 510; 501

+) Khi a,b,c gồm 3 chữ số 5, 1, 3 thì ta có các số cần tìm là: 135; 153; 351; 315; 513; 531

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy các số tự nhiên có ba chữ số khac nhau chia hết cho 3 được viết từ các chữ số đã cho: 135; 153; 351; 315; 513; 531; 105; 150; 510; 501.

Bài 2.26 Toán 6 trang 43

Hãy phân tích các số A, B ra thừa số nguyên tố:
A = \(4^2.6^3\)
B =\(9^2.15^2\)

Bước 1: Theo định nghĩa tách được lũy thừa thành tích các thừa số.

Bước 2: Phân tích thừa số ở trên thành tích các thừa số nguyên tố.

Bước 3: Nhân các lũy thừa có cùng cơ số

A= \(4^2.6^3= 4.4.6.6.6\)

\(=(2^2).(2^2).(2.3).(2.3).(2.3)\)

\(=2^{2+2+1+1+1}.3^{1+1+1}=2^7.3^3\)

B =\(9^2.15^2\)

\(=9.9.15.15\)

Advertisements (Quảng cáo)

\(=3^3.3^3.3.5.3.5\)

\(=3^{3+3+1+1}.5^{1+1}\)

=\(3^8.5^2\)

Bài 2.27 Toán 6 tập 1 KNTT

Tìm số tự nhiên x không vượt quá 22 sao cho:
a) 100 – x chia hết cho 4
b) 18 + 90 + x chia hết cho 9

Tổng, hiệu của các số chia hết cho cùng 1 số a thì cũng chia hết cho a

a) 100 – x chia hết cho 4. Mà 100 chia hết cho 4 nên x chia hết cho 4

Do đó x là bội của 4 và x là số tự nhiên

Ta có: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…}

Vì x không vượt quá 22 nên x ∈ {0; 4; 8; 12; 16; 20}

Vậy x ∈ {0; 4; 8; 12; 16; 20}.

b) 18 + 90 + x chia hết cho 9. Mà 18 và 90 chia hết cho 9 nên x chia hết cho 9

Do đó x là bội của 9 và x là số tự nhiên

Ta có: B(9) = {0; 9; 18; 27;…}

Vì x không vượt quá 22 nên x ∈ {0; 9; 18}

Vậy x ∈ {0; 9; 18}.

Giải Bài 2.28 trang 43 SGK Toán 6 Kết nối tri thức

Lớp 6B có 40 học sinh. Để thực hiện dự án học tập nhỏ, cô giáo muốn chia lớp thành các nhóm có số người như nhau, mỗi nhóm có nhiều hơn 3 người. Hỏi mỗi nhóm có thể có bao nhiêu người?

Số nhóm là ước của số học sinh

Gọi số nhóm là x (nhóm),( x ∈ N)

Vì cô giáo muốn chia lớp có 40 học sinh thành nhiều nhóm có số người như nhau nên

40 ⁝ x hay X ∈ Ư(40)

Ư(40) = {1; 2; 4; 5; 8; 10; 20; 40}

Ta có bảng sau:

Số nhóm

\(1\)

\(2\)

\(4\)

\(5\)

\(8\)

\(10\)

\(20\)

\(40\)

Số người mỗi nhóm

\(40\)

\(20\)

\(10\)

\(8\)

\(5\)

\(4\)

\(2\)

\(1\)

Vì mỗi nhóm có nhiều hơn 3 người nên mỗi nhóm có thể có 4 người; 5 người; 8 người; 10 người; 20 người hoặc 40 người.

Vậy mỗi nhóm có thể có 4 người; 5 người; 8 người; 10 người; 20 người hoặc 40 người

Bài 2.29

Hai số nguyên tố được gọi là sinh đôi nếu chúng hơn kém nhau hai đơn vị. Ví dụ 17 và 19 là hai số nguyên tố sinh đôi. Em hãy liệt kê các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 40

 Các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 40 là: (3;5);(5;7);(11;13);(17;19);(29;31).

Advertisements (Quảng cáo)