Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Bài tập cuối chương 3 – Hình học trực quan. Các hình phẳng trong thực tiễn trang 93 Toán 6 CTST

Trả lời Câu hỏi trắc nghiệm trang 93 Toán 6 Chân trời sáng tạo. Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 93 SGK Toán lớp 6 tập 1 CTST. Bài tập cuối chương 3 – Hình học trực quan. Các hình phẳng trong thực tiễn 

Trả lời Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1

Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 50 m và 60 m thì diện tích là:

(A) 300 m2.

(B) 3 000 m2.

(C) 1 500 m2.

(D) 150 m2.

Diệ tích hình thoi bằng nửa tích 2 đường chéo

S=50.60:2=1500 m2

Đáp án: C

Câu 2

Hình thang cân có độ dài cạnh đáy và chiều cao lần lượt là 40 m, 30 m, 25 m, có diện tích là:

(A) 1 750 m2.

(B) 175 m2.

(C) 875 m2.

(D) 8 750 m2.

S=(40+30).25:2= 875 m2.

Đáp án: C

Câu 3

Hình bình hành có chiều dài một cạnh và chiều cao lần lượt là 70 dm và 50 dm có diện tích là:

(A) 35 m2.

(B) 3 500 m2.

(C) 17,5 m2.

(D) 350 m2.

Diện tích hình bình hành bằng tích chiều dài 1 cạnh và chiều cao tương ứng. Chú ý đơn vị

Đổi 70dm=7m, 50dm=5m

S=7.5=35 m2.

Đáp án: A

Giải bài 1 trang 93Toán 6 Chân trời sáng tạo

Em hãy vẽ các hình sau đây:

Advertisements (Quảng cáo)

a) Tam giác đều có cạnh là 5 cm.

b) Hình chữ nhật có chiều dài 5 cm và chiều rộng 3 cm.

c) Hình vuông có cạnh 3 cm.

d) Hình bình hành có hai cạnh liên tiếp là 6 cm, 8 cm và chiều cao bằng 4 cm.

e) Hình thoi có cạnh dài 5 cm.

a)

– Kẻ đoạn thẳng AB=5cm.

– Dùng compa vẽ 2 đường tròn bán kính 5cm có tâm lần lượt là A và B.

– Điểm C là giao điểm của hai đường tròn đó.

ABC là tam giác đểu cần vẽ.

b)

– Vẽ đoạn thẳng AB=5cm và đoạn thẳng AD=3cm vuông góc với nhau.

– Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB.

– Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với AD.

– Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.

ABCD là hình chữ nhât cần vẽ.

c)

– Vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm.

– Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ.

– Trên đường thẳng qua C lấy đoạn thẳng CB=3cm; trên đường thẳng qua D lấy đoạn thẳng DA=3cm.

Advertisements (Quảng cáo)

– Nối 2 điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.

d)

– Vẽ đoạn thẳng AB=6cm.

– Vẽ đường tròn tâm A bán kính 8cm.

– Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AB. Trên đường thẳng lấy H sao cho AH=4cm.

– Qua H kẻ đường thẳng vuông góc với AH cắt đường tròn tại điểm D (chọn 1 trong 2 điểm).

– Qua B kẻ đường thẳng song song với AD.

– Qua D kẻ đường thẳng song song với AB.

– Hai đường thẳng cắt nhau tại C.

ABCD là hình bình hành cần vẽ.

Bài 2 trang 93 Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1

Hãy cắt 3 hình như hình dưới đây và ghép lại để được một hình vuông.

 

– Đo các chiều dài chiều rộng của các hình chữ nhật.

– Các cạnh có cùng kích thước thì ghép chung với nhau.

– Đo các kích thước của hình mới xem 4 cạnh có bằng nhau không, nếu các cạnh bằng nhau thì đó là hình vuông cần ghép.                 

– Đặt hình màu xanh lá lên trên hình màu đỏ ta được một hình chữ nhật mới có chiều dài bằng chiều dài của hình màu xanh dương.

– Đặt chiều dài của hình màu xanh dương bên cạnh hình chữ nhật mới.

– Các cạnh của hình mới bằng nhau nên đây là hình vuông cần tìm.

Bài 3 trang 93 Toán 6 SGK Chân trời sáng tạo

Hình dưới đây gồm các hình nào?

 

– Hình màu xanh dương: Các cạnh của tam giác bằng nhau, các góc của tam giác bằng nhau và bằng \(60^\circ \) nên đây là hình tam giác đều.

–  Hình màu xanh lá: có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên hình này là hình bình hành.

– Hình màu đỏ: Có 2 cạnh đáy song song, 2 cạnh bên bằng nhau nhưng không song song nên đây là hình thang cân.

– Hình ghép bởi 2 hình màu xanh: Hình thang cân.

– Hình ghép bởi 3 hình nhỏ: Hình có 6 cạnh bằng nhau, 6 góc bằng nhau và 3 đường chéo chính bằng nhau nên đây là hình lục giác đều.

Bài 4 trang 93 Toán 6 – Ôn tập chương 3

Hãy cắt 5 hình bình hành sao cho khi ghép lại tạo thành một hình bình hành.

Cắt hình theo hướng dẫn phần giải chi tiết.

Tính diện tích và chu vi của sân bóng, vườn trường, phòng học nghệ thuật,… này.

Giải Bài 5

Hãy đếm xem hình dưới đây có bao nhiêu hình thang cân, bao nhiêu hình lục giác đều?

– Hình thang cân có 2 cạnh đáy song song và 2 cạnh bên bằng nhau nhưng không song song với nhau

– Hình lục giác đều có 6 cạnh bằng nhau, 6 góc bằng nhau.

Ở đây có 6 hình thang cân và 2 hình lục giác đều.

Giải Bài 6

Hãy cắt 6 hình tam giác đều rồi ghép lại thành hình bình hành.

– Cắt 6 hình tam giác đều bằng nhau.

– Ghép các hình tam giác đều đan xen như sau thì được hình bình hành.

Bài 7

Để làm một con diều, bạn Nam lấy một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 60 cm, chiều rộng 40 cm để cắt thành một hình thoi như hình bên dưới. Hãy tính diện tích của con diều.

 

Độ dài của hai đường chéo hình thoi bằng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật nên con diều có độ dài hai đường chéo là 60cm và 40cm.

Độ dài của hai đường chéo hình thoi bằng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật nên con diều có độ dài hai đường chéo là 60cm và 40cm.

Diện tích hình thoi: \({\rm{S}} = \frac{{60.40}}{2} = 1200c{m^2}\)

Advertisements (Quảng cáo)