Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt – bài 1 trang 13 Văn lớp 6: Các đơn vị được gọi ià tiếng và từ có gì khác nhau ?

Soạn bài Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt – bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Thực hiện các câu hỏi trang 13 – 15 SGK Văn lớp 6. Câu 2: Các đơn vị được gọi ià tiếngtừ có gì khác nhau ? Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ; từ là đơn vị cấu tạo nên câu…

I. Từ là gì?

Câu 1. Lập danh sách các tiếng và từ trong câu sau:

Tiếng: thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn , ở.

Từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.

Câu 2. Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?

– Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ; từ là đơn vị cấu tạo nên câu.

– Một tiếng coi là một từ khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu.

II. Từ đơn và từ phức                       

Câu 1. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại:

Kiểu cấu tạo từ

Ví dụ

Từ đơn

Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm.

Từ phức

Từ ghép

Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.

Từ láy

Trồng trọt

Câu 2. Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?

Giống nhau: đều gồm 2 tiếng trở lên.

Khác nhau:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.

+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm.

III. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:

a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ: từ ghép.

b. Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, gốc rễ…

c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà, chú bác, cô dì, cậu mợ, chú thím, vợ chồng…

Câu 2. Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:

Advertisements (Quảng cáo)

– Theo giới tính (nam trước, nữ sau): ông bà, anh chị, chú thím, cậu mợ…

– Theo bậc (tôn ti, trật tự: bậc trên trước, bậc dưới sau): bà cháu, ông cháu, chị em, cậu cháu, dì cháu, cha con…

Câu 3. Tên các loại bánh được cấu tạo theo công thức: bánh + x

Tiếng đứng sau (kí hiệu x) có thể nêu:

-Cách chế biến

– Chất liệu

– Hình dáng

– Hương vị

– Tính chất

Điền vào bảng sau:

Nêu cách chế biến

Bánh rán, bánh nướng, bánh tráng, bánh cuốn, bánh nhúng…

Nêu tên chất liệu của bánh

Bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh tôm, bánh gai, bánh khúc…

Nêu tính chất của bánh

Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng…

Nêu hình dáng của bánh

Bánh gối, bánh ống, bánh sừng bò, bánh tai voi…

Câu 4. Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?

– Từ láy in đậm miêu tả tiếng khóc.

– Những từ láy khác miêu tả tiếng khóc: nức nở, ti tỉ, rưng rức, nỉ non, tức tưởi…

Câu 5. Thi tìm nhanh các từ láy:

a. Tả tiếng cười: khanh khách, ha hả, hi hi, hô hố, toe toét…

b. Tả tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, ông ổng, sang sáng, thỏ thẻ…

c. Tả dáng điệu: lom khom, lắc lư, đủng đỉnh, khệnh khạng, nghênh ngang…

Advertisements (Quảng cáo)