Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Con Rồng cháu Tiên – Bài 1 trang 5 SGK Văn lớp 6: Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ?

Soạn bài Con Rồng cháu Tiên – Bài 1 trang 5 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản và phần luyện tập trang 8 SGK Văn lớp 6. Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Việc gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ là cuộc gặp gỡ và kết duyên kì lạ…

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

Câu 1: Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:

Đây là hai nhân vật có nguồn gốc và hình dạng kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ. Trước hết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là con của các vị thần.

Lạc Long Quân là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn, “sức khỏe vô địch”, “ có nhiều phép lạ”.

Âu Cơ là con gái Thần Nông, là một nàng tiên “xinh đẹp tuyệt trần”, thích những vùng đất có hoa thơm cỏ lạ.

Tiếp nữa, Lạc Long Quân còn “giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh” – những loài yêu quái làm hại dân lành.

Cuối cùng, Thần còn “dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”.

Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế để làm gì? Theo truyện này, người Việt là con cháu của ai?

Việc gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ là cuộc gặp gỡ và kết duyên kì lạ. Vị thần mình rồng ở miền nước thẳm gặp nàng tiên xinh đẹp ở chốn non cao. Họ đã đem lòng yêu thương nhau rồi trở thành vợ chồng cùng sống chung trên cạn ở cung điện Long trang.

Advertisements (Quảng cáo)

Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm con đẹp đẽ, hồng hào. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. Chia con như vậy để các con cùng mình cai quản các phương.

Theo truyện này, người Việt đều là con Rồng cháu Tiên.

Câu 3: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết trong truyện.

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật – là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân ta sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường.

Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện:

Advertisements (Quảng cáo)

– Chi tiết “Lạc Long Quân mình rồng, diệt trừ được nhiều yêu quái. Âu Cơ xinh đẹp, dòng dõi Thần Nông…” => Thể hiện niềm tự hào sâu sắc của nhân dân về giống nòi.

– Chi tiết “Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng” =>Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về nguồn gốc chung của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

– Chi tiết “Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con”  => Thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc.

Kết luận: Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện có vai trò hết sức quan trọng nhằm lý giải được nguồn gốc cao quý, khác thường và đẹp đẽ của dân tộc ta. Hơn nữa, truyện thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.

Câu 4: Ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”?

“Con Rồng cháu Tiên” là một truyền thuyết đẹp, có ý nghĩa sâu sắc. Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi của con người Việt Nam. Hơn nữa, truyện còn thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc và biết giúp đỡ lẫn nhau.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Em biết những truyện nào của dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng cháu Tiên”? Sự giống và khác nhau ấy khẳng định điều gì?

Ở một số dân tộc khác của Việt Nam cũng có những câu chuyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng cháu Tiện” như : “Qủa trứng thiêng” của người Mường , “Qủa bầu mẹ” của dân tộc Khơ mú, truyện “Kinh và Bana là anh em”…

Sự giống nhau và khác nhau của truyện thể hiện: chúng ta đều có chung nguồn gốc, đều là anh em dù có sinh ra ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc. Vì vậy, mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ và bao bọc lẫn nhau đồng thời sự gặp gỡ như vậy sẽ làm cho nền văn hóa của Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Câu 2: Hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”?

Để kể diễn cảm được truyện “Con Rồng cháu Tiên” ta cần chú ý:

Kể bằng giọng trầm lúc đầu nhưng khi kể đến Lạc Long Quân có nhiều phép lạ kể bằng giọng khỏe và cao. Đặc biệt, đến đoạn Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con thì giọng Âu Cơ nhẹ nhàng và có phần suy tư, LạcLong Quân giọng hào sảng, rõ ràng. Phần kết kể bằng giọng đanh thép và đầy niềm tự hào.

Advertisements (Quảng cáo)