Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng – Bài 9 trang 91 SGK Văn lớp 6: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào?

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng – Alexander Pushkin –  Bài 9 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Thực hiện 5 câu hỏi phần đọc hiểu văn bản và 2 câu hỏi phần luyện tập trang 96, 97 SGK Văn lớp 6. Câu 2:  Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao? Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi …

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: *Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là:

– Tạo nên tình huống bất ngờ, gây sự hứng thú và hồi hộp cho người đọc.

– Sự lặp lại ở đây không phải là lần nào cũng giống nhau: cảnh biển có thay đổi và lòng tham của mụ vợ ngày càng lớn. Vì vậy, sự lặp lại trong truyện lại mang những điều mới mẻ. Đây là sự lặp lại tăng tiến.

– Qua những lần lặp lại, bạn đọc sẽ hiểu rõ được tính cách của mỗi nhân vật trong truyện và dần tô đậm được chủ đề của truyện.

Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:

– Lần 1: biển gợn sóng êm ả.

– Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.

– Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.

– Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.

– Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Câu 3: * Em có nhận xét về lòng tham và bội bạc của nhân vật mụ vợ ngày càng quá quắt và không biết điều:

– Lần 1: đòi máng lợn mới => đòi hỏi vật chất (vật dụng cần thiết vì cái máng cũ đã mẻ).

Advertisements (Quảng cáo)

– Lần 2: đòi một cái nhà rộng => đòi hỏi vật chất (đòi hẳn cái nhà => đòi cao lên).

– Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân => đòi hỏi cả của cải và danh vọng.

– Lần 4: muốn làm nữ hoàng => đòi hỏi quá đáng: cả của cải, danh vọng và giờ là quyền lực.

– Lần 5: muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ => mụ muốn có tất cả.

*Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

– Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.

– Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.

– Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Advertisements (Quảng cáo)

– Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.

– Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.

=> Qua những chi tiết trên cho ta thấy được mụ vợ ngày một quá quắt, đòi hỏi những điều vô lí. Lòng tham của mụ càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng bị thu nhỏ lại và dần biến mất.

*Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, mụ muốn chính cá vàng là người hầu hạ để mụ tùy mụ sai khiến không cần qua trung gian là ông lão nữa. Đến đây thì đúng là tình nghĩa cạn, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.

Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

*Câu chuyện kết thúc với kết quả là ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều và cái máng lợn sứt mẻ.

*Ý nghĩa của cách kết thúc đó:

– Trở về với cuộc sống ban đầu, ông lão sẽ yêu cuộc sống hơn còn mụ vợ sẽ biết rằng nếu còn cứ tham lam và bội bạc thì sẽ bị trừng phạt.

– Hình ảnh hai vợ chồng ông lão trở về túp lều bên cái máng mẻ cho ta thấy: tất cả mong muốn tham lam của mụ vợ chỉ là một giấc mơ. Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững và không dành cho mình.

Câu 5:  *Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và  bội bạc. Nhưng có lẽ, cá vàng đang nghiêng trừng trị mụ về tội bội bạc với chồng.

* Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:

– Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.

– Cá vàng đại diện cho cái thiện.

– Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.

II. LUYỆN TẬP:

1. Có người cho rằng nên đặt truyện này là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em như thế nào?

Em nghĩ nó cũng được bởi vì:

– Mụ vợ là nhân vật chính của truyện, mọi hành động hay sự việc đều liên quan mật thiết đến mụ vợ.

– Ý nghĩa của truyện: phê phán, có những bài học thích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc giống mụ vợ.

2. Kể diễn cảm truyện cổ tích này.

Advertisements (Quảng cáo)