Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - KNTT

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa trang 146, 147, 148, 149 SGK Địa lí 6 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 146, 147, 148 SGK Địa lí 6 KNTT. Giải bài 1, 2, 3 trang 149 Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 16 Nhiệt độ không khí. Mây và mưa – Chương 4 Khí hậu và biến đổi khí hậu
1. Nhiệt độ không khí

1. Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1.

2. Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27°C, 27°C, 32°C, 30 °C. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.

3. Quan sát hình 2, em hãy so sánh nhiệt độ không khí trung bình năm giữa Ma-ni-a, Xê-un, Tích-xi. Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình năm tại các nơi đó lại khác nhau như vậy

1. 18°C

2. Nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó là: (27°C + 27°C + 32°C + 30°C) : 4 = 29°C

3. Vì: Ma-ni-a có vĩ độ thấp nhất (0°C đến 30 °C) sau đó là Xê-un (30°C đến 60°C), và Tích-xi có vĩ độ cao nhất (60°C đến 90°C). Vì vậy Ma-ni-a nhận được nhiều nhiệt từ mặt trời nhất => nền nhiệt trung bình cao nhất và Tích-xi nhận được ít nhiệt từ mặt trời nhất => nền nhiệt trung bình thấp nhất.

2. Mây và mưa

1. Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?

2. Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:

– Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?

– Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?

Advertisements (Quảng cáo)

– Khi nào mây tạo thành mưa?

3. Hãy xác định trên bản đồ hình 6:

– Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm

– Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm

1. Giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4: 85%. Còn 15% nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà

2. Quá trình tạo mây và mưa:

Advertisements (Quảng cáo)

Hơi nước trong không khí được cung cấp từ quá trình bốc hơi từ bể mặt đất (ao, hồ, sông, thực vật, động vật,…) và đại dương. Khi hơi nước bão hoà mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước thì sẽ ngưng tụ thành mây. Các hạt nước lớn dần, khi đủ nặng sẽ tạo thành mưa.

3. Quan sát trên bản đồ hình 6:

– Những vùng có lượng mưa trung bình hằng năm trên 2 000 mm: A-ma-dôn, vịnh Ghi-nê, một phần Ấn Độ, một phần khu vực Đông Nam Á,…

–  Những vùng có lượng mưa trung bình hằng nảm dưới 200 mm: hoang mạc Xa-ha-ra vùng gần cực, trung tâm Ô-xtrây-li-a,….

Phần luyện tập và vận dụng giải bài 1, 2, 3 trang 149 SGK Địa lí lớp 6 KNTT

1. Cho bảng số liệu sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7

Tính nhiệt độ trung bình năm của trạm

2. Em hãy nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống

3. Theo dõi bản tin dự báo thời tiết trong một ngày. Cho biết nhiệt độ không khí cao nhất và nhiệt độ không khí thấp nhất, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở bản tin đó

1. Nhiệt độ trung bình năm của trạm là: (25.8 + 26.7 + 27.9 + 28.9 + 28.3 + 27.5 + 27.1 + 27.1 + 26.8 + 26.7 + 26.4 + 25.7) : 12 = 27,075 độ C

2. Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:

– Mưa nhiều cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống, nhưng nếu mưa quá nhiều sẽ gây nên lũ lụt, làm thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường,…

– Ít mưa hoặc không mưa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mất mùa,…

3. HS ở nhà theo dõi bản tin dự báo thời tiết và báo cáo kết quả trước lớp vào tiết học sau.

Advertisements (Quảng cáo)