Câu hỏi mục I trang 32 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Sông Nin đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?
– Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập cổ đại. Vào tháng 7, mực nước sông Nin lên cao, tháng 10 nước sông rút tao nên những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì. Tháng 3, người dân thu hoạch đảm bảo nguồn lương thực.
Câu 2. Quan sát lược đồ 6.1 và 6.3, em hãy cho biết chữ nào trong hai chữ tượng hình dưới đây được dùng để diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập?
– Qua hình 6.1 và 6.3, chữ tượng hình dùng để diễn tả hoạt động đi thuyền xuôi từ Thượng Ai Cập về Hạ Ai Cập là hình 1 bởi vì.
Câu hỏi mục II trang 34 SGK Lịch sử 6
Dựa vào hình 6.4 và thông tin phần II, em hãy:
6.4. Phiến đá Na-mơ, 64cm x 42cm, khắc tên vua Na-mơ, Thượng Ai Cập
Câu 1. Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập.
– Cư dân thuộc thổ dân châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã (còn được gọi lag Nôm). Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ (hay Mê-nét) theo truyền thuyết đã thống nhất các Nôm thành một vương quốc.
Câu 2. Quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiện qua những chi tiết nào của phiến đá Na-mơ?
Advertisements (Quảng cáo)
– Quá trình thống nhất đất nước bằng chiến tranh được thê hiện ở chi tiết chim ưng thần bảo hộ của các vua pharaong dưới con chim ưng là là danh sách những nước bị vua Na-mơ đánh bại, bên dưới là hình ảnh tù binh, mặt bên kia là hình ảnh quân đội xếp hàng, cho thấy việc thống nhất đất nước là dùng biện pháp chiến tranh.
Trả lời câu hỏi mục III trang 35
Câu 1. Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Tại sao?
– Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập, em ấn tượng nhất đối với công trình Kim tự tháp Ai Cập vì đây là 1 trong 7 kì quan của thế giới cổ đại, với những điều kì bí mà đến nay con người vẫn chưa lí giải được
Câu 2. Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại?
Advertisements (Quảng cáo)
– Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới của các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc diện tích. Vì vậy, họ rất giỏi về hình học.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Bài 1 trang 36 SGK Lịch sử 6 CTST
Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hê-rô-đốt (Herodotus): “Ai Cập là quà tặng của sông Nin?
Từ hàng ngàn năm nay, người Ai Cập cổ đại luôn tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sống, không chỉ bởi nó mang tới nguồn sống nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn. Nước sông Nin đã giúp họ chống lại các hiện tượng xói mòn, xâm lấn của sa mặc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập. Với nguồn nước dồi dào, sông Nin đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất “lục địa đen”, góp phần trở thành cái nôi tạo nên nền văn minh Ai Cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại.
Ngày nay, sau mỗi mùa nước lên, sông Nin để lại những cánh ruộng đồng bạt ngàn lớp phù sa màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa đen được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến bất ngờ.
Giải bài 2 trang 36 SGK Lịch sử Chân trời sáng tạo lớp 6
Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở nào?
dựa vào quá trình thành lập nhà nước Ai Cập
Nhà nước Ai Cập được thành lập dựa trên sự thống nhất giữa các nôm thành một vương quốc dưới sự thống trị của các pha-ra-ông.
Bài tập 3
Giả sử lớp học em học 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học?
liên hệ với kiến thức môn Toán
Chiều cao của lớp học 3m so với Kim tự tháp Kê-ốp là:
147:3=49 (lần)
Như vậy, so với chiều cao của lớp học 3m thì Kim tự tháp Kê-ốp cao hơn 49 lần.