Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII trang 46 Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi mục I, II, III, IV trang 46, 47, 48, 49, 50; Giải bài tập 1, 2, 3 trang 52 SGK Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo. Bài 9 Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Câu hỏi mục 1 trang 46 Lịch sử 6 CTST

Đọc thông tin dưới đây, quan sát hình 9.1 và lược đồ 9.2, em hãy:

Câu 1. Xác định vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại.

– Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.

Câu 2. Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Hoa thời cổ đại?

– Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động đến cuộc sống cư dân Trung Hoa:

+Hoàng Hà là con sông được người dân trìu mến gọi là sông Mẹ. Mặc dù thường xuyên gây ra lũ lụt, nhưng phù sa màu mỡ của sông Hoàng đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu phù hợp cho việc trồng trọt khi công cụ còn tương đối thô sơ.

+ Xuôi về phía Nam, vùng đồng bằng rộng lớn ở sông Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.

=> Trên vùng đất màu mỡ của hai con sông, những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc ra đời.

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 48

Câu 1.  Đọc thông tin bên dưới và quan sát lược đồ 9.3, em hãy nêu những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng.

– Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc.

+ Năm 230 TCN, Tần Thủy Hoàng thôn tính nước tề.

+ Năm 228 TCN, Tần Thủy Hoàng thôn tính nước Triệu.

+ Năm 225 TCN, nước Ngụy bị nước Tần thôn tính.

+ Năm 223 TCN, nước Sở bị thôn tính.

+ Năm 222, thôn tính nước Yên

Advertisements (Quảng cáo)

+ Cuối cùng năm 221 TCN thống nhất cả nước Tề tạo nên một đất nước Trung Quốc thống nhất.

Câu 2.  Quan sát hình 9.4, em hãy cho biết: Tần Thủy Hoàng đã làm những gì để thống nhất toàn diện Trung Quốc?

Để thống nhất đất nước Tần Thủy Hoàng đã làm những việc như sau:

+ Thống nhất lãnh thổ.

+ Thống nhất hệ thống đo lường.

+ Thống nhất tiền tệ.

+ Thống nhất chữ viết.

Câu 3.  Quan sát sơ đồ hình 9.5, em hãy kể tên những giai cấp mới xuất hiện ở Trung Quốc và mối quan hệ của các giai cấp đó.

Advertisements (Quảng cáo)

– Do sự phát triển của sản xuất, xã hội Trung Quốc cũng phân hóa sâu sắc. Các giai cấp mới phát triển là địa chủ và nông dân lĩnh canh. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ và nông dân ngày càng chiếm địa vị thống trị. Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc.

Câu hỏi mục 3 – Từ nhà Hán, Nam – Bắc triều đến nhà tùy

Quan sát sơ đồ 9.6, em hãy kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy.

Từ nhà Hán đến nhà Tùy, trải qua 5 triều đại lần lượt là : Hán (năm 1), Tam quốc(220-228), Tấn(280-420), Nam-Bắc triều(420-589), Tùy(589-618).

Câu hỏi mục 4 trang 50 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Em hãy kể tên một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc thời cổ đại?

Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc thời cổ đại.

Thành tựu

Đặc điểm

Tư tưởng

Xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như : Nho gia, đạo gia,… nhưng nổi bật với Nho gia nhấn mạnh tôn ti trật tự, bồn phận,…

Chữ viết

Người Trung Quốc dùng chữ tương hình được khắc trên mai rùa, xương thú, chuông và phổ biến là khắc trên tre và trúc.

Văn học, sử học

– Tác phẩm văn học cổ nhất là Kinh Thi.

– bộ Sử kí của Tư Mã Thiên được coi là công trình sử học đồ sộ trong thời đại

Y học

Phát triển với nhiều cách chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu,…

Kĩ thuật

Nhiều phát minh quan trọng: đo động đất, kĩ thuật tơ lụa, kĩ thuật làm giấy,…

Kiến trúc và điêu khắc

Nhiều cung điện, đền, tháp,lăng tẩm,… tiêu biểu nhất là Vạn lí trường thành

Câu 2. Em có đồng ý với quan điểm: “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em?

– Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là gì? “Tiên” là trước tiên đầu tiên; “hậu” là sau đó; “lễ” là lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách, cái tâm của con người. “Văn” là văn hóa, kiến thức kĩ năng. Vì vậy, câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên là học đạo đức lễ nghĩa làm người sau đó mới học kiến thức, kĩ năng làm việc và lao động trong cuộc sống.

Quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, coi trọng việc học để làm người của cha ông ta vẫn còn phù hợp với ngày hôm nay. Vì đạo đức là cái gốc của con người, là thước đo phẩm chất giá trị của nhân cách. Con người có đạo đức, biết sống có lễ nghĩa thì sẽ được mọi người yêu mến, quí trọng, xã hội sẽ ngày tốt đẹp. Lòng hiếu thảo của những người thanh niên nghèo vừa học vừa nuôi mẹ… Tất cả những con người đáng khâm phục đó đều là những người có phẩm chất đạo đức

Là học sinh, chúng ta cần nhận thức tầm quan trọng của việc trau dồi đạo đức, lễ nghĩa, học cách làm người. Ngoài ra chúng ta cần coi trọng việc rèn luyện những “kĩ năng mềm” song song với việc học tri thức. Và học tập chăm chỉ, có những hành động để thể hiện mình là người có tư cách, phẩm chất đạo đức

Như vậy, em đồng ý với  quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” , đây là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc. Hãy biết học cái lễ rèn luyện cái tâm, bên cạnh học để lĩnh hội tri thức. Có như vậy, mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và hoàn thiên về nhân cách. Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước…


Bài 1 trang 52 SGK Lịch sử 6 CTST

Theo em, tại sao sông Hoàng Hà được coi là “sông Mẹ” của Trung Quốc? Từ đó, em hãy kể tên “sông Mẹ” của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.

– Sông Hoàng Hà được coi là sông Mẹ của Trung Quốc vì tầm quan trọng của Hoàng Hà đối với người Trung Quốc, điều này được thể hiện như sau: Phù sa của sông Hoàng Hà màu mỡ, tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.

– Sông Mẹ của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.

Sông Mẹ

Quốc gia

Sông Nin

Ai Cập

Sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ

Lưỡng Hà

Sông Ấn, sông Hằng

Ấn Độ

Bài 2 phần luyện tập và vận dụng

Em hãy nêu vai trò của nhà Tần đối vaới lịch sử Trung Quốc.

xem lại thông tin về quá trình thống nhất Trung Quốc của nhà Tần.

Nhà Tần có vai trò quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt tình trạng chia cắt, thống nhất Trung Quốc vê mặt lãnh thổ, tiền tệ, đơn vị đo lường, chữ viết, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và lâu đời của văn minh Trung Quốc.

Giải bài 3

Theo em, việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò gì đối với xã hội ngày nay?

liên hệ thực tế.

Việc phát minh ra giấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội ngày nay. Giấy giúp chúng ta ghi chép những nội dung sự kiện và chính xác nhất với việc giữ gìn và bảo quản rất lâu những dữ liệu ấy. Việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy góp phần tiết kiệm được nguồn nguyên vật liệu khi xưa con người thường khắc trên cây tre, trúc, mai rùa những vật liệu này vừa nặng vừa mất công nhưng lại không ghi chép được bao nhiêu. Việc tạo ra những tờ giấy mỏng, ghi chép lại nhiều thứ giúp con người có thể ghi nhớ được các dữ liệu văn bản một cách chính xác và đầy đủ nhất.

Advertisements (Quảng cáo)