Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Bài 10: Hy Lạp cổ đại Lịch sử và Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 53

Trả lời câu hỏi mục 1, 2, 3 trang 53, 54, 55 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo. Giải bài 1, 2, 3 trang 57 Lịch sử lớp 6 sách CTST: Bài 10 Hy Lạp Cổ Đại

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 53 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

Đọc thông tin và quan sát lược đồ 10.2, em hãy cho biết:

Câu 1. Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại.

– Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:

+ chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban căng, địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.

+ có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch  nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,..

+ khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt văn hóa của người dân.

+ có lợi thế lớn với đường bờ biển dài, có nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương buôn bán có nhiều cảng tự nhiên như cảng Pi-rê.

Câu 2.  Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại.

Cảng biển Pi-rê là cảng biển quan trọng nhất của Hy Lạp. Nó nằm cách thủ đô A-ten 12km. Pi-rê là cảng hành khách lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới về cảng hàng hóa.

Câu hỏi mục 2 trang 54

Câu 1. Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten.

– Cơ cấu tổ chức nhà nước thành bang A-ten.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người.

Câu 2. Em hãy chỉ ra những yếu tố dân chủ trong tổ chức nhà nước thành bang A-ten. Yếu tố dân chủ được thể hiện như thế nào qua bức hình minh họa 10.3.

– Yếu tố dân chủ được thể hiện qua bức hình 10.3 như sau: Tất cả công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giấm sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò. Vào thời đại Pê-ri-clét, A-ten còn thực hiện chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức, nên những người nghèo có thể tham gia chính quyền.

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 55 Lịch sử 6 CTST

Em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.

Advertisements (Quảng cáo)

Những thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay như sau:

+ Hai tác phẩm văn học là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê  được lưu lại cho đời sau, góp phần đặt nền móng cho văn học phương Tây.

+ Định lí Ta-lét, định lí Py-ta-go những đinh lí toán học còn được bảo tồn và vận dụng đến nay.

+ Nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp còn đến ngày nay như : Đền Pác-tê-nông, A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt,…


Giải bài 1 trang 57 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

Em hãy cho biết những ngành kinh tế nào có thể phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại? Tại sao?

– Vùng đất Hy Lạp cổ đại bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai ít màu mỡ, chỉ thích trồng cây nông nghiệp lâu năm như nho, ô liu,…nên đã sản xuất những sản phẩm nổi tiếng rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm, vải,…

– Hy Lạp có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc lập cảng hải cảng nên hoạt động mua bán và trao đối rất phát triển. Họ bán những sản phẩm nông nghiệp để nhập các mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, hạt tiêu, chà là, lúa mì từ vùng Lưỡng Hà,…. Như vậy, thủ công nghiệp và thương nghiệp của Hy Lạp rất phát triển.

Bài 2

Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten.

dựa vào công thức tính phần trăm trong môn Toán học

Phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten là:

 x 100% = 7,5 (%)

Như vậy, số công dân nam có quyền dân chủ chỉ chiếm 7,5%. Tức là sự dân chủ của thành bang A-ten chỉ chiếm một số rất ít trong thành phần dân số và chỉ những công dân nam trên 18 tuổi mới được giám sát và bầu cử còn phụ nữ , trẻ em thì không có quyền dân chủ.

Bài 3 trang 57 Lịch sử 6 CTST – phần luyện tập và vận dụng

Quan sát logo của tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại?

UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.

Advertisements (Quảng cáo)