Câu hỏi mục 1 trang 77 Lịch sử 6
Câu 1. Quan sát các hình từ 15.1 đến 15.7, kết hợp với thông tin trong bài, em hãy:
+ Miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ.
+ Cho biết cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng để làm gì?
– Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang
+ Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Họ dùng lưỡi cày, lưỡi hái, rìu, cuốc,.. bằng đồng làm công cụ sản xuất, cùng với các đồ dùng phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt như thạp đồng, thau, chậu, bình gốm,.
+ Ngoài ra, họ còn biết trồng dân nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,…
+ Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển. Nghề luyện kim phát triển cao, nhiều người chỉ chuyên làm nghề đúc đồng, rèn sắt.
– Cư dân Văn Lang sử dụng thạp đồng và muôi đồng để đựng gạo.
Câu 2. Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn?
Cư dân Văn Lang ở nhà sàn để tránh thú dữ, thời tiết ẩm, ngoài ra ở dưới nhà sàn còn nuôi các loài vật như trâu, bò,…
Câu hỏi mục 2 trang 79 SGK Sử 6
Dựa vào tư liệu 15.8, 15.9 và thông tin trong bài học, em hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Advertisements (Quảng cáo)
Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các bị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,… Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền,…
Họ có khiếu thẩm mĩ như nhuộm răng, xăm mình. Họ xăm mình không chỉ để tránh bị thủy quái làm hại mà còn lại một cách làm đẹp, phong tục này còn được duy trì đến ngày nay.
Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa hợp với tự nhiên. Trong những ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền,…
Bài 1 trang 80 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt có phong tục gì nổi bật?
Đọc thông tin trong sách giáo khoa.
Advertisements (Quảng cáo)
Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt có những phong tục nổi bật: nhuộm răng đen, xăm mình, thờ cúng tổ tiên, chôn cất, tổ chức lễ hội vui chơi,…
Bài 2
Bảng dưới đây là những công cụ lao động thuộc thời kì văn hóa Đông Sơn. Theo em, những công cụ đó được dùng làm gì trong hoạt động sản xuất của cưa dân Văn Lang, Âu Lạc?
Bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 80 Lịch sử 6
Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc?
Kết hợp thông tin trong bài học và thực tiễn cuộc sống
Những phong tục như thời cúng tổ tiên, các vị thần, tổ chức lễ hội vui chơi, đấu vật, nhảy múa, ca hát bên khèn,sáo, trống chiêng,…, gói bánh trưng bánh giày ngày tết trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc.
Giải bài 4 trang 80 SGK Lịch sử 6 CTST
Em hãy kể tên một truyền thuyết gắan liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Ví dụ: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày, Thánh Gióng, …
Thánh Gióng
Vào đời vua Hùng thứ sáu, sau khi dẹp xong giặc, vua cũng đã già yếu muốn truyền ngôi cho con. Vua gọi tất cả hơn hai mươi người con trai lại và nói nếu ai tìm được món ngon và ý nghĩa dâng lên nhà vua, vua sẽ truyền ngôi vua cho.
Tất cả người con trai của nhà vua đều hăng hái đi lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ, cao lương mĩ vị mong giành được ngôi báu. Riêng Lang Liêu, người con trai thứ mười tám của vua Hùng là một người nhân hậu, hiếu thảo với mẹ cha, vẫn lo lắng chưa biết dâng lên vua món gì. Lang Liêu vốn mồ côi mẹ từ thuở nhỏ nên không có ai chỉ dẫn giúp sức. Trong lúc nằm suy nghĩ thì Lang Liêu ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, Lang Liêu gặp một vị thần. Vị thần đã bày cho Lang Liêu hai món bánh làm từ thứ quý giá nhất trên đời đó là hạt gạo. Một loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất và muôn loài sống trên mặt đất, được gói bằng lá dong xanh, bên trong là gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo. Một loại bánh tương trưng cho vòm trời tròn và khum khum được làm từ gạo nếp đồ lên và giã nhuyễn. Lang Liêu tỉnh dậy không thấy vị thần đâu cả, chàng liền bắt tay làm hai món bánh vị thần dạy trong giấc mơ.
Đến ngày dâng món ăn, các người con của vua Hùng ai cũng dâng lên những món nem công chả phượng được chuẩn bị công phu. Đến lượt Lang Liêu thì ai cũng ngạc nhiên. Vua nếm thử tấm tắc khen ngon và hỏi vì sao Lang Liêu làm hai thứ bánh này dâng lên tổ tiên. Lang Liêu thật thà kể lại mọi chuyện gặp vị thần trong mơ và ý nghĩa hai món bánh. Vua cha rất hài lòng, người khen ngợi hai món bánh của Lang Liêu dâng lên có ý nghĩa tỏ lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ, coi cha mẹ như trời đất.
Lang Liêu trở thành vua Hùng thứ bảy, hiệu là Tiết Liêu vương. Từ đó trở đi, hai món bánh chưng bánh dày trở thành hai món không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết của người Việt.