Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều

Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biển đổi khí hậu trang 160, 161 SGK Địa lí lớp 6 Cánh Diều

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 160, 161 Địa lí 6 Cánh Diều. Giải bài 1, 2, 3, 4 phần luyện tập và vận dụng trang 161 SGK Địa lí lớp 6 Cánh Diều. Bài 15. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biển đổi khí hậu – Chương 4 Khí hậu và biến đổi khí hậu

1. Biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

Biểu hiện của biến đổi đổi khí hậu:

– Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên.

– Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng.

– Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngốt và bất thường.

2. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Hãy kể tên một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Con người cần thay đổi lối sống để thân thiện với môi trường:

Advertisements (Quảng cáo)

– Tiết kiệm điện, dùng năng lượng sạch

– Giảm thiểu chất thải

– Trồng cây xanh ở khu dân cư, trồng rừng

– Sử dụng phương tiện công cộng

– Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Giải phần luyện tập và vận dụng – Bài 1, 2, 3, 4 trang 161 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

Câu 1. Hãy lấy ví dụ để chứng minh khí hậu của Trái Đất đang bị biến đổi?

Advertisements (Quảng cáo)

Chứng minh khí hậu của Trái Đất đang biến đổi:

– Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết,…

– Trong những năm gần đây vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại. Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74 độ C trong thế kỷ qua.

Câu 2. Tại sao để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic?

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic vì: Chính khí cac-bo-nic đã góp phần làm cho toàn cầu nóng lên và tác động mạnh đến nhiều môi trường khác, đặc biệt làm ô nhiễm môi trường không khí => có thể mang đến nhiều bệnh tật cho con người.

Câu 3. Hãy nêu một số biện pháp mà học sinh có thể thực hiện để phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Một số biện pháp mà học sinh có thể thực hiện để phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là:

– Giảm tải rác thải sử dụng hằng ngày

– Trồng cây xanh bảo vệ môi trường

– Hưởng ứng và tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ Trái Đất.

Câu 4. Hãy đưa ra một thông điệp cho người dân địa phương nơi em cư trú về lối sống thân thiện với môi trường. Giải thích ý nghĩa của thông điệp đó?

– Thông điệp bảo vệ môi trường: “Bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất”.

– Ý nghĩa: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiêm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững.

Advertisements (Quảng cáo)