Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 - KNTT

Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể trang 179, 180, 181 Khoa học 6

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 1, 2, 3 trang 179, 180, 181 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể – Chương 10 Trái đất và bầu trời 

Câu hỏi mở đầu

Có người nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây. Em nghĩ gì về điều này?

Chúng ta ở trên Trái Đất, mà Trái Đất thì quay xung quanh Mặt Trời. Do đó, ta có cám giác ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây.

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”

Tìm thêm ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.

Ví dụ:

Khi ta ngồi trong ô tô, nhìn ra bên ngoài ta thấy hàng cây bên đường đang đi về phía ta thì chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta trong ô tô là chuyển động “thực”.

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt Trời mọc và lặn

CH1. Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này.

Advertisements (Quảng cáo)

Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông nên chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời quanh Trái Đất có chiều ngược lại là từ Đông sang Tây.

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

CH2. Hình 52.2 có mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó không?

Advertisements (Quảng cáo)

Hình 1.2 mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

HĐ1. Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng quả địa là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh họa câu trả lời của em.

Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất nhưng trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp là do Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó nên khi quay phần nhận được ánh sáng sẽ là ban ngày, phần không nhận được ánh sáng là ban đêm. Chúng xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp.

HĐ2. Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Tại sao? Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?

– Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất vì Trái Đất hình cầu.

– Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là 12 giờ.

III. Phân biệt các thiên thể

Spút-nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm 1957, bay được 1440 vòng quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 96 phút 17 giây.

Spút-nhích có phải là một thiên thể không? Tại sao?

Thiên thể là tên gọi chung của các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.

Spút-nhích không phải là một thiên thể vì nó là nhân tạo chứ không phải là vật thể tự nhiên.

Advertisements (Quảng cáo)