Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Bài tập GDCD lớp 6

Bài 14. Thực hiện trật tự, an toàn giao thông – GDCD 6: Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn khi đi đường ?

Bài 14 GDCD lớp 6: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 36, 38 . Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông…

Trả lời gợi ý Bài 14: a) Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra?

Qua bảng thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng tăng, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

b) Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân nào là phổ biến nhất ?

–   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:

+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.

+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.

+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.

+ Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế

+ Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe…)

c) Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn khi đi đường ?.

–   Phải học tập, tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông.

–   Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

–   Chống, coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.


Giải bài tập Bài 14: a)   Em hãy nhận xét hành vi cùa những người trong các bức tranh sau

Advertisements (Quảng cáo)

– Chăn, dắt thả trâu bò trên đường sắt: vi phạm quy định về an toàn đường sắt.

– Đi xe đạp hàng ba dàn hàng ngang vi phạm quy định về đi đường của người đi xe đạp.

b) Trong các biển báo giao thông dưới đây:

–   Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi ?

–   Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi ?

Advertisements (Quảng cáo)

– Biển báo 305, 423b: cho phép người đi bộ được đi.

– Biển báo 304: cho phép người đi xe đạp được đi.

c)   Hãy tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường.

–  Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

–  Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

–  Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

–  Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường.

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

– Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này.

+ Trên cầu hẹp có một làn xe.

+ Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dô”c và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế.

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt.

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.

+ Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

Học sinh liên hệ thực tế tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở

d)   Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Học sinh liên hệ thực tế tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở, mọi người có chấp hành đúng luật lệ giao thông không, Nơi giao nhau, đường bộ đường sắt người đi đường đã tuân thủ đúng luật lệ giao thông chưa…
Từ đó, em hãy viết ra những việc em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông: Tham gia chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định, không đi hàng ba, hàng bốn trên đường, khi có đèn đỏ phải dừng lại, tuyên truyền đến bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.

đ) Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

Học sinh đánh giá bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa như khi đi học, khi đi cùng bố mẹ… Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và rủ bạn bè cùng thực hiện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Advertisements (Quảng cáo)