Phần A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Phần B. Đọc và làm bài tập
Bạn của nai nhỏ
1. Nai nhỏ xin phép đi chơi xa cùng bạn. Nai cha nói:
– Cha muốn biết bạn con thế nào.
2. – Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên.
Nai cha hài lòng:
– Bạn con thật khoẻ. Nhưng cha chưa yên tâm.
3. – Lần khác, chúng con đang đi dạo thì thấy lão hổ hung dữ rình sau bụi cây. Bạn con nhanh trí kéo con chạy như bay.
– Bạn con thật nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn lo.
4. – Lần khác nữa, chúng con thấy lũ sói hung ác đuổi bắt dê non. Bạn con lao vụt tới, húc sói ngã ngửa.
Nai cha mừng rỡ nói:
– Bạn con sẵn lòng vì người khác như thế thì cho không phải lo lắng nữa.
Theo Sách Văn lớp 3 (Trung tâm Công nghệ giáo dục)
– Hích vai: dùng vai đẩy.
Advertisements (Quảng cáo)
– Hung ác: dữ tợn và độc ác.
Câu 1: Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết điều gì?
Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết bạn của nai nhỏ thế nào.
Câu 2: Mỗi hành động của nhân vật “bạn” nói lên điểm tốt nào của bạn ấy?
Ghép đúng:
Em hãy đọc lại lời kể của nai nhỏ và lời nhận xét của nai cha.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: Điểm tốt nào của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng.
Sự sẵn lòng vì người khác của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng.
Câu 4: Em thích một người bạn như thế nào?
Em tự trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
Em thích một người bạn tốt bụng và biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh.
Câu 5: Hãy xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
– Từ ngữ chỉ sự vật: nai, hổ, bạn, cây, sói, dê
– Từ ngữ chỉ hoạt động: xin phép, hích vai, rình, chạy, đuổi bắt, húc
Câu 6: Dựa vào các từ ngữ trên, đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?
M: Nai nhỏ xin phép cha đi chơi.
Em dựa vào mẫu và các từ đã cho để đặt câu sao cho phù hợp.
– Hổ rình mồi sau bụi cây.
– Sói đuổi bắt dê.
….