LUYỆN TẬP 1
Bài 1 trang 80 SGK Toán 2 tập 1
Đặt tính rồi tính.
45 + 6 81 + 9 26 + 66
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{45}\\{\,\,6}\end{array}}\\\hline{\,\,\,51}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{81}\\{\,\,9}\end{array}}\\\hline{\,\,\,90}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{26}\\{66}\end{array}}\\\hline{\,\,\,92}\end{array}\)
Bài 2 trang 80 SGK Toán 2
Con bê cân nặng 47 kg. Con nghé nặng hơn con bê 18 kg. Hỏi con nghé cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (cân nặng của con bê, số cân nặng con nghé nặng hơn con bê) và hỏi gì (cân nặng của con nghé), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm cân nặng của con nghé ta lấy cân nặng của con bê cộng với 18 kg.
Tóm tắt
Con bê: 47 kg
Con nghé nặng hơn con bê: 18 kg
Con nghé: … kg ?
Con nghé cân nặng số ki-lô-gam là:
47 + 28 = 65 (kg)
Đáp số: 65 kg.
Bài 3 trang 80 Toán 2 Kết nối tri thức
Con nặng cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng, do đó cân nặng của con lợn bằng tổng cân nặng của con ngỗng và con dê, từ đó tìm được cân nặng của con lợn.
Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng, do đó cân nặng của con lợn bằng tổng cân nặng của con ngỗng và con dê.
Con lợn cân nặng số ki-lô-gam là:
5 + 28 = 33 (kg)
Đáp số: 33 kg.
Bài 4 trang 80 Toán 2 tập 1
Tìm số thích hợp.
Advertisements (Quảng cáo)
Mỗi bạn xách bao nhiêu lít nước?
Thực hiện cộng số lít nước ở hai thùng của mỗi nhân vật, từ đó tìm được số lít nước mỗi bạn xách.
Ta có: 28 \(l\) + 28 \(l\) = 56 \(l\).
27 \(l\) + 27 \(l\) = 54 \(l\).
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 5 trang 81 SGK Toán 2 KNTT
Tìm số thích hợp.
Chuột túi tham gia một cuộc thi nhảy xa. Lần thứ nhất, từ tảng đá màu đỏ, chuột túi nhảy qua 4 tảng đá và được 25 điểm (như hình vẽ). Lần thứ hai, từ tảng đá màu đỏ, chuột túi nhảy qua 6 tảng đá.
a) Lần thứ hai, chuột túi được ? điểm.
b) Cả hai lần nhảy, chuột túi được ? điểm.
a) Vẽ hình mô tả lần nhảy thứ hai của chuột túi, từ đó tìm được số điểm chuột túi được sau lần nhảy thứ hai.
b) Để tìm số điểm chuột túi được sau cả hai lần nhảy ta lấy số điểm chuột túi được sau lần nhảy thứ nhất cộng với số điểm chuột túi được sau lần nhảy thứ hai.
a) Lần thứ hai, từ tảng đá màu đỏ, chuột túi nhảy qua 6 tảng đá như sau:
Advertisements (Quảng cáo)
Vậy lần thứ hai, chuột túi được 35 điểm.
b) Cả hai lần nhảy, chuột túi được số điểm là:
25 + 35 = 60 (điểm)
Vậy cả hai lần nhảy, chuột túi được 60 điểm.
LUYỆN TẬP 2
Bài 1 trang 81 SGK Toán 2 tập 1
Tính.
41 + 19 67 + 3 76 + 14
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{41}\\{19}\end{array}}\\\hline{\,\,\,60}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{67}\\{\,\,3}\end{array}}\\\hline{\,\,\,70}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{76}\\{14}\end{array}}\\\hline{\,\,\,90}\end{array}\)
Bài 2 trang 81 Toán 2 SGK kết nối tri thức
Đường bay của bạn nào dài nhất?
Ghi và thực hiện phép tính tìm độ dài hai đường đi đầu tiên của ong và chuồn chuồn, sau đó so sánh các số đo, từ đó tìm được đường bay của bạn nào dài nhất.
Đường bay của ong dài số xăng-ti-mét là:
23 + 38 = 61 (cm)
Đường bay của chuồn chuồn dài số xăng-ti-mét là:
39 + 24 = 63 (cm)
Mà: 51 cm < 61 cm < 63 cm.
Vậy đường bay của chuồn chuồn dài nhất.
Giải Bài 3 trang 82 Toán lớp 2 tập 1
Nam có 38 viên bi. Rô-bốt có 34 viên bi. Hỏi Nam và Rô-bốt có tất cả bao nhiêu viên bi?
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số viên bi Nam có, số viên bi Rô-bốt có) và hỏi gì (số viên bi Nam và Rô-bốt có tất cả), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số viên bi Nam và Rô-bốt có tất cả ta lấy số viên bi Nam có cộng với số viên bi rô-bốt có.
Tóm tắt
Nam: 38 viên bi
Rô-bốt: 34 viên bi
Nam và Rô-bốt: … viên bi?
Nam và Rô-bốt có tất cả số viên bi là:
38 + 34 = 72 (viên bi)
Đáp số: 72 viên bi.
Bài 4 trang 82 Toán 2
Ba bể cá A, B, C có mực nước khác nhau như hình vẽ dưới đây:
a) Mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng-ti-mét?
b) Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng-ti-mét?
c) Sau khi bạn Nam bỏ thêm một số hòn đá cảnh vào bể B thì mực nước bể B tăng thêm 5 cm. Hỏi lúc này mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng-ti-mét?
a) Mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A là 6 cm.
b) Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể B là 15 cm.
Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A số xăng-ti-mét là:
6 + 15 = 21 (cm)
Vậy mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A là 21 cm.
c) Sau khi bạn Nam bỏ thêm một số hòn đá cảnh vào bể B thì mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A số xăng-ti-mét là:
6 + 5 = 11 (cm)
Vậy lúc này mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A là 11 cm.