30.1. Trong hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện? Ánh sáng mặt trời chiếu vào?
A. mặt nước biển B. lá cây
C. mái ngói D. tấm kim loại không sơn
Để giải các bài từ 30.2 đến 30.6 cần sử dụng bảng 30.1 của SGK Vật lý 12.
30.2. Giới hạn quang điện của các kim loại như bạc, đồng,kẽm,nhôm … nằm trong vùng ánh sáng nào?
A. Ánh sáng tử ngoại
B. Ánh sáng nhìn thấy được
C. Ánh sáng hồng ngoại
D. Cả ba vùng ánh sáng nêu trên
30.3. Giới hạn quang điện của các kim loại kiềm như canxi,natri ,kali,xesi, … nằm trong vùng ánh sáng nào?
A. Ánh sáng tử ngoại
B. Ánh sáng nhìn thấy được
C. Ánh sáng hồng ngoại
D. Cả ba vùng ánh sáng nêu trên
30.4. Hãy chọn phát biểu đúng
Advertisements (Quảng cáo)
Chiếu ánh sáng màu vàng vào mặt một tấm vật liệu thì có electron bị bật ra. Tấm kim loại đó chắc chắn phải là
A. Kim loại B. Kim loại kiềm
C. Chất cách điện D. chất hữu cơ
30.5. Hãy chọn phát biểu đúng.
Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,50\(\mu\)m lần lượt vào bốn tấm nhỏ có phủ canxi, natri, kali và xesi. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra ở
A. một tấm. B. hai tấm.
C. ba tấm. D. cả bốn tấm.
30.6. Hãy chọn phát biểu đúng.
Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
Advertisements (Quảng cáo)
A. 0,1 \(\mu\)m. B. 0,2 \(\mu\)m.
C. 0,3 \(\mu\)m. D. 0,4 \(\mu\)m.
30.1 | 30.2 | 30.3 | 30.4 | 30.5 | 30.6 |
D | A | B | B | C | D |
30.7. Hăy chọn phát biểu đúng.
Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là
A. 0,26\(\mu\)m. B. 0,30\(\mu\)m.
C. 0,35 \(\mu\)m. D. 0,40\(\mu\)m.
30.8. Hãy chọn phát biểu đúng.
Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện dương thì điện tích của tấm kẽm không bị thay đổi. Đó là do
A. tia tử ngoại không làm bật được êlectron khỏi kẽm.
B. tia tử ngoại làm bật đồng thời êlectron và ion dương khỏi kẽm.
C. tia tử ngoại không làm bật cả êlectron và ion dương khỏi kẽm.
D. tia tử ngoại làm bật êlectron ra khỏi kẽm nhưng êlectron này lại bị bản kẽm nhiễm điện dương hút lại.
30.9. Xét ba loại êlectron trong một tấm kim loại :
– Loại 1 là các êlectron tự do nằm ngay trên bề mặt tấm kim loại.
– Loại 2 là các êlectron tự do nằm sâu bên trong tấm kim loại.
– Loại 3 là các êlectron liên kết ở các nút mạng kim loại.
Những phôtôn có năng lượng đúng bằng công thoát của êlectron khỏi kim loại nói trên sẽ có khả năng giải phóng các loại êlectron nào khỏi tấm kim loại ?
A. Các êlectron loại 1.
B. Các êlectron loại 2.
C. Các êlectron loại 3.
D. Các êlectron thuộc cả ba loại.
30.7 | 30.8 | 30.9 |
C | D | A |