Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Lịch sử 12

Bài 6. Nước Mĩ SBT Sử lớp 12: Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là gì ?

Bài 6: Nước Mĩ – SBT Sử lớp 12. Giải bài 1,2,3,4,5, bài tập từ trang 22 – 25 Sách Bài Tập Sử lớp 12. Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S trước câu sai; Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là gì ?

Bài 1: Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ ngành công nghiệp

A. chế tạo vũ khí.                        C.  khai thác khoáng sản.

B. sản xuất máy bay.                   D. sản xuất rôbốt

2. Tổng thống đế ra chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Rudơven.                           B. Truman.

C.  Aixenhao.                         D. Kennơđi.

3. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là:

A. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ CNXH trên phạm vi thế giới

B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.

C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

D. xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

4. Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới mới dựa trên sự chi phối của

A. Mĩ và Nga.                          C.  Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mĩ                                      D. Mĩ, Nga, Trung Quốc.

5. Mĩ đã xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam dưới thời của Tổng thống

Advertisements (Quảng cáo)

A. Rigân.                                B. Busơ (cha).

C.  Clinton.                             D. Pho.

1.Chọn đáp án A

2.Chọn đáp án B

3.Chọn đáp án A

4.Chọn đáp án B

5.Chọn đáp án C

Bài 2: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S trước câu sai.

1. Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1949, thế giới tư bản đã hình thành ba trung tâm kinh tế – tài chính là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vào việc ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

3. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phục không gian của loài người.

4.Hiện nay, Mĩ là quốc gia có thu nhập bình quân tính theo đầu người cao nhất trên thế giới.

5. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới.

6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có 4 đời Tổng thống Mĩ theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

7. Đến nay, Mĩ đã hoàn thành tất cả những mục tiêu của chiến lược toàn cầu được đề ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

8. Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã đem lại cho nuớc Mĩ nhiều ưu thế về kinh tế, quân sự so với Tây Âu và Nhật Bản.

S: Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1949, thế giới tư bản đã hình thành ba trung tâm kinh tế – tài chính là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.

Đ: Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vào việc úng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

S: Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phục không gian của loài người.

S: Hiện nay, Mĩ là quốc gia có thu nhập bình quản tính theo đầu người cao nhất trên thế giới.

Đ: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Đ: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có 4 đời Tổng thống Mĩ theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

S: Đến nay, Mĩ đã hoàn thành tất cả những mục tiêu của chiến lược toàn cầu được đề ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

S: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã đem lại cho nuớc Mĩ nhiều ưu thế về kinh tế, quân sự so với Tây Âu và Nhật Bản.

Bài 3: Hãy điền thời gian cho phù hợp với nội dung trong bảng sau.

Thời gian

Nội dung

1949

2/1972

1995

Thời gian

Nội dung

1949

Sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

2/1972

Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập.

1995

Mĩ bình thường hoá quan hệ ngoại giao vói Việt Nam

Bài 4: Trình bày nét chính về sự phát triển kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

* Về kinh tế :
– Giai đoạn 1945 – 1973:
+Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
+ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
– Giai đoạn 1973 – 1991:
+1973 – 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (năng suất lao động giảm còn 0.43% năm)
+Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .
+ Mỹ ký Hiệp định Pa ri 1973, rút quân khỏi Việt Nam .Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh.
+ Sự đối đầu Xô – Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên.
– Giai đoạn 1991 – 2000:
Thập niên 90 , kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới .
– Tổng thống Clinton(1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9765 tỷ USD, GNP đầu người là 34.600USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…
* Về khoa học-kĩ thuật:
Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
Thập niên 90 phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.

Bài 5: Hãy trình bày cơ sở, mục tiêu, biện pháp và kết quả của chiến lược toàn cầu mà Mĩ thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

a) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, dựa trên ưu thế về kinh tế và quân sự Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như sau :
– Mục tiêu :
+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân…
+ Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
– Chính sách cơ bản : Dựa vào sức mạnh Mĩ (thực lực).
– Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể :
+ Năm 1947 : Học thuyết Truman và chiến lược “ngăn chặn” …bị phá sản.
+ Năm 1953 : Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay)… quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957.
+ Năm 1961 : Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”…
+ Năm 1969 : Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế”… phá sản ở Việt Nam.
+ Năm 1981 : Học thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạy đua vũ trang…
+ Năm 1993 : Bill Clintơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” : Mềm dẻo nhưng vẫn thiên vị với Ixraen và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản, Hàn Quốc…
+Từ năm 2001 đến 2008 : Buss (con) thi hành chính sách cứng rắn…
b) Nhận xét :
– Thất bại :
+ Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949.
+ Thắng lợi của Cách mạng Cuba 1959.
+ Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975.
+ Thắng lợi của Cách mạng Hồi giáo Iran 1979.
+ Vụ khủng bố 11 – 9 – 2001.
– Thành công :
+ Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
+ Thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 – 1991).

Advertisements (Quảng cáo)