Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Vật lý 12

Bài 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 trang 158 Sách giáo khoa Vật Lý 12: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

 Bài 30 Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng Lý 12. Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 trang 158 Sách giáo khoa Vật lí 12. Phôtôn là gì; Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết phôtôn.

Bài 7:  Phôtôn là gì?

Phôtôn là một lượng tử năng lượng của dòng ánh sáng. Nó coi như một hạt ánh sáng.


Bài 8: Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết phôtôn.

Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết phôtôn (Xem mục b.2)


Bài 9: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?

A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại khi bị nung nóng.

B. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.

C. Êlectron bứt ra khỏi một nguyên tử khi va chạm với một nguyên tử khác.

D. Êlectron bứt ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 10: Chọn câu đúng.

Chiếu ánh sáng đơn sắc vào mặt một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng.

A. 0,1 μm.                                                 B. 0,2 μm.

C. 0,3 μm.                                                 D. 0,4 μm.

D.

Xem bảng 30.1 (SGK trang 155) giới hạn quang điện của đồng là λ= 0,3 μm, với ánh sáng có bước sóng λ = 0,4 μm > λ nên không xảy ra hiện tượng quang điện.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 11: Ánh sáng có bước sóng 0,60 μm có thể gây ra hiện tượng quang điện ở chất nào dưới đây?

A. Xesi.                                                      B. Kali.

C. Natri.                                                     D. Canxi.

A.

Xem bảng 30.1 (SGK trang 155), với ánh sáng có bước sóng λ = 0,75 μm đúng bằng với giới hạn quang điện của canxi còn có lớp giới hạn quang điện của kim loại còn lại. Nên ánh sáng trên chỉ có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với canxi.


Bài 12: Tính lượng tử năng lượng của các ánh sáng đỏ (0,75 μm) và vàng (0,55 μm).

Áp dụng công thức: ε = hf = h.\(\frac{c }{\lambda }.\)

Với λ= 0,75 μm thì εd = h.\(\frac{c }{\lambda_{d} }\) =  6,625.10-34 \(\frac{3.10^{8}}{0,75.10^{-6}}\) = 26,5.10-20 J.

Với  λ= 0,55 μm thì ε= h.\(\frac{c }{\lambda_{d} }\) =  6,625.10-34 \(\frac{3.10^{8}}{0,55.10^{-6}}\) = 36,14.10-20 J.


Bài 13trang 158 sgk vật lí 12: Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 μm. Tính công thoát của êlectron khỏi kẽm theo đơn vị jun và eV. Cho 1 eV = 1,6.10-9 J.

Công thoát của êlectron khỏi kẽm:

A = hf=  \(h\frac{c}{\lambda _{0}}\) = 6,625.10-34 .\(\frac{3.10^{8}}{0,55.10^{-6}}\) = 56,78.10-20 J

A = \(\frac{56,78.10^{-20}}{1,6.10^{-19}}\) ≈ 3,55 eV.

Advertisements (Quảng cáo)