Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Sinh học 12 Nâng cao

Bài 5, 6, 7, 8 trang 37 Sinh lớp 12 Nâng cao – Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau:

Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 37 SGK Sinh học 12 Nâng cao.  Ở thể đột biến của một số loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST; Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau:

Câu 5: Ở thể đột biến của một số loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST.

a) Bộ NST lưỡng bội của loài đó là bao nhiêu? Đó là dạng đột biến nào?

b) Có thể có bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST?

Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 4 lần tạo ra số tế bào là 24 = 16 tế bào.

a)       Bộ NST lưỡng bội của loài có số NST là: 144NST: 16 = 9 \( \to \) 2n = 9

Vậy đó là dạng đột biến lệch bội và có thể ở hai dạng: thể ba (2n + 1), hoặc thể một(2n-1).

b)      Nếu đột biến ở dạng 2n+1, hay 8+1 thì có thể có 4 dạng giao tử thừa 1 NST. Nếu đột biến ở dạng 2n – 1, hay 10 -1, thì có thể có 5 dạng giao tử thiếu 1 NST.


Câu 6: Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau:

A B C D E . F G H

M N O P Q . R

a)  Hãy cho biết tên và giải thích các đột biến cấu trúc NST tạo ra các NST có cấu trúc và trình tự gen tương ứng với 7 trường hợp sau:

A B C F . E D G H

A B C B C D E . F G H

A B C E . F G H

A D E . F B C G H

M N O A B C D E . F G H       P Q . R

 M N O C D E . F G H       A B P Q . R

A D C B E . F G H

b)  Hãy cho biết trường hợp nào trên đây không làm thay đổi hình dạng NST.

c)  Hãy cho biết trường hợp nào trên đây làm thay đổi các nhóm liên kết gen khác nhau

a)   Tên và các kiểu đột biến NST của 7 trường hợp:

1. Đảo đoạn gồm có tâm động: Đoạn D E F có tâm động dứt ra, quay 180o, rổi gắn vào NST.

2. Lặp đoạn: Đoạn B C lặp lại 2 lần.

Advertisements (Quảng cáo)

3. Mất đoạn: Mất đoạn D.

4. Chuyển đoạn trong 1 NST: Đoạn B C được chuyển sang cánh (vai) khác của chính NST đó.

5. Chuyển đoạn không tương hỗ: Đoạn M N O gắn sang đầu ABC của NST khác.

6. Chuyển đoạn tương hỗ: Đoạn M N O và A B đổi chỗ tương hỗ với nhau.

7. Đảo đoạn ngoài tâm động : Đoạn B C D quay 180o, rồi gắn lại.

b) Trường hợp đảo đoạn ngoài tâm động (7) không làm thay đổi hình thái NST.

c) Trường hợp chuyển đoạn tương hỗ (6) và chuyển đoạn, không tương hỗ (5) làm thay đổi các nhóm liên kết khác nhau do một số gen từ NST này chuyển sang NST khác.


Câu 7: Người ta tiến hành lai giữa hai cây thuốc lá có kiểu gen như sau:

                             P =  ♀AaBB × ♂AAbb

Biết rằng 2 alen A và a nằm trên cặp NST số 3, còn 2 alen B và b nằm trên cặp NST số 5. Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau:

a)  Con lai được tự đa bội hoá lên thành 4n.

b)  Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai 3n.

c)  Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai là thể ba nhiễm ở nhiễm sắc thể số 3.

Ta có:            P: ♀AaBB × ♂ Aabb

Advertisements (Quảng cáo)

Con lai có 2 dạng : AABb và AaBb

a) Con lai tự đa bội hoá sẽ hình thành:

(2n) AABb \( \to \)  (4n) AAAABBbb

(2n) AaBb \( \to \)  (4n) AAaaBBbb

b) Xảy ra đột biến trong giảm phân:

+ ở cây  ♀ \( \to \)  giao tử sẽ là 2n (AaBB)

Kết hợp giao tử: 2n (AaBB) kết hợp với n(Ab) \( \to \) Con lai 3n là AaaBBb

+ ở cây ♂ \( \to \) giao tử sẽ là 2n (AAbb)

Kết hợp giao tử: 2n (AAbb) kết hợp với n(AB) \( \to \) Con lai 3n là AAABbb

2n (AAbb) kết hợp với n(aB) \( \to \) Con lai 3n là AAaBbb

c) Thể ba ở NST số 3:

– Đột biến ở cây ♀ :

Kết hợp giao tử: AaB kết hợp với Ab \( \to \) AAaBb

– Đột biến ở cây ♂ :

Kết hợp giao tử: AAb kết hợp với Ab \( \to \) AAAbb

AAb kết hợp với aB \( \to \) AAaBb


Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.

a) Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng AAAA có thể được hình thành theo những phương thức nào?

b) Cây 4n quả đỏ AAAA giao phấn với cây 4n quả vàng aaaa sẽ được F1. F1 có kiểu gen, kiểu hình và các loại giao tử như thế nào?

c) Viết sơ đồ lai đến F2, kiểu gen và kiểu hình ở Fsẽ như thế nào?

a)  Cây tứ bội quả đỏ thuần chủng AAAA có thể được hình thành theo các phương thức sau:

–  Nguyên phân: Lần phân bào đầu tiên của hợp tử các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li. Kết quả tạo ra bộ NST trong tế bào tăng lên gấp đôi: AA \( \to \)  AAAA

– Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng sẽ tạo nên giao tử 2n ở cả bố và mẹ.

Khi thụ tinh, các giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n sẽ cho ra hợp tử 4n.

P:                 ♀AA               ×             ♂AA

Giao tử :        AA                                 AA

Hợp tử:                         AAAA

b)    P:                      AAAA             ×             aaaa

                               qua đỏ                         quả vàng

F1: Kiểu gen:                              AAaa

Kiểu hình:                                  quả đỏ

Cây F1 cho các dạng giao tử sau: AA, Aa, aa, A, a, AAa, Aaa, AAaa, O. Chỉ có 3 dạng giao tử hữu thụ là AA, Aa, aa.

c)             Do vậy, ta có sơ đồ lai là:

(trên thực tế tỉ lệ quả đỏ rất lớn so với quả vàng 35/36 : 1/36)

Advertisements (Quảng cáo)