Câu 1: Hãy phân biệt các dạng tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
Tài nguyên tái sinh là dạng sau khai thác, chúng có khả năng tự phục hồi, còn dạng tài nguyên không tái sinh là dạng càng khai thác càng bị cạn kiệt.
Câu 2: Tài nguyên tái sinh chỉ vô tận trong điều kiện nào?
Tài nguyên tái sinh chỉ vô tận trong điều kiện khai thác hợp lí, tức là khai thác trong giới hạn chịu đựng của nó.
Câu 3: Sự suy giảm diện tích rừng đưa đến những hậu quả sinh thái to lớn nào?
Sự suy giảm diện tích rừng đưa đến những hậu quả sinh thái to lớn sau đây:
Advertisements (Quảng cáo)
– Gây thất thoát đa dạng ngày một lớn.
– Làm mất độ che phủ, không duy trì được nguồn nước.
– Làm cho đất bị bào mòn, mật độ màu mỡ đưa đến tình trạng nghèo kiệt và hoang mạc hoá.
– Mất yếu tố điều hoà khí hậu, mất lá phổi xanh của hành tinh.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 4: Ô nhiễm không khí gây ra những hậu quả to lớn nào?
Ô nhiễm không khí gây ra những hậu quả to lớn sau:
– Làm tăng hiệu ứng nhà kính, mực nước đại dương dâng cao gây ra nạn đại hồng thủy toàn cầu.
– Hủy hoại tầng ôzôn, hủy hoại vật nuôi và cây trồng, gây ung thư da, đục thể tinh thể…
Câu 5: Những giải pháp chủ yếu nào mà con người cần phải thực hiện cho sự phát triển bền vững?
Các giải pháp chính của phát triển bền vững chính là:
– Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng lại và tái chế các nguyên vật liệu; khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh (đất, nước và sinh vật).
– Bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm bảo vệ các loài, các nguồn gen và các hệ sinh thái, nhất là những hệ có sức sản xuất cao mà con người đang sống dựa vào và những hệ sinh thái nhạy cảm với tác động của các nhân tố môi trường.
– Bảo vệ sự trong sạch của môi trường đất, nước và không khí.
– Kiểm soát được sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người, trong đó con người phải được sống bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ, đồng thời con người sống hài hoà với thế giới tự nhiên.