Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 103, 104 Hóa 12 Nâng cao: Luyện tập polime và vật liệu polime

 Bài 18 Luyện tập polime và vật liệu polime. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 103, 104 SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao. Điền vào ô trống ở cuối câu sau ; Thế nào là chất polime?

Bài 1: Điền vào ô trống ở cuối mỗi câu sau chữ Đ nếu phát biểu đó đúng, chữ S nếu phát biểu đó sai:

a) Polimepetit là polime.

b) Protein là polime.

c) Protein là hợp chất cao phân tử.

d) Poliamit có chứa các liên kết peptit.

a) Đ     b) Đ      c) Đ     d) Đ

Bài 2: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau đây?

A. Đepolime hóa.

B. Tác dụng với \(C{l_2}/\) ánh sáng.

C. Tác dụng với NaOH (dd).

D. Tác dụng với \(C{l_2}\) khi có mặt bột Fe.

Chọn C

Bài 3: Thế nào là chất polime? Có sự khác nhau gì giữa hai hợp chất có công thức sau:

 

và \(C{H_3}{\left[ {C{H_2}} \right]_{58}}C{H_3}\)?

– Polime những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ là (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

– Sự khác nhau giữa hai hợp chất:

Advertisements (Quảng cáo)

và \(C{H_3}{\left[ {C{H_2}} \right]_{58}}C{H_3}\).

là hợp chất polime có khối lượng lớn do nhiều mắt xích \( – C{H_2} – C{H_2} – \) liên kết nhau.

\(C{H_3}{\left[ {C{H_2}} \right]_{58}}C{H_3}\) là ankan có khối lượng phân tử lớn nhưng không do nhiều mắt xích liên kết với nhau, không phải là polime.

Bài 4 : a) Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy ví dụ.

b) Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn amilopectin và xenlulozo thì không?

a) Phân tử polime có những dạng mạch sau:

Mạch không phân nhánh: PE, PVC

Mạch phân nhánh: amilopectin

Mạch mạng lưới không gian: cao su lưu hóa.

– Nếu mắt xích trong mạch polime nối với nhau theo một trật tự nhất định như “đầu nối với đuôi” thì gọi là polime có cấu trúc điều hòa.

Advertisements (Quảng cáo)

– Nếu mắt xích trong mạch polime nối với nhau theo một trật tự không như nhất định như “đầu nối với đầu” thì gọi là polime có cấu trúc không điều hòa.

b) Do amilozo có mạch polime không phân nhánh, phân tử khối tương đối nhỏ hơn so với tinh bột và xenlulozo.

Bài 5 : a) Cho ví dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ.

b) Cho ví dụ về các phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch polime.

a)

b)

– Phản ứng cắt mạch:

   + Phản ứng thủy phân:

\({({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} + n{H_2}O\buildrel {{H^ + }} \over
\longrightarrow n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)

   +Phản ứng đepolime hóa:

– Phản ứng giữ nguyên mạch:

   + Phản ứng thế:

\({C_{2n}}{H_{3n}}C{l_n} + kC{l_2}\buildrel {xt} \over
\longrightarrow {C_{2n}}{H_{3n – k}}C{l_{n + k}} + kHCl\)

    + Phản ứng thủy phân

 

– Phản ứng tăng mạch polime:

Lưu hóa cao su:

 

Bài 6: Để sản xuất clorin, người ta clo hóa PVC bằng clo. Polime thu được ( có tên là peclorovinyl) chứa \(66,7\%\) clo. Giả thiết hệ số polime hóa n không thay đổi sau phản ứng.

a) Hãy tính xem trung bình cứ mấy mắt xích  trong phân tử PVC thì có một mắt xích bị clo hóa.

b) Viết công thức cấu tạo một đoạn phân tử peclorovinyl đã cho ở trên.

a) Đặt \(x\) là số mắt xích \( – C{H_2} – CHCl – (hay – {C_2}{H_3}Cl – )\) tham gia phản ứng thế với một phân tử \(C{l_2}\), ta có.

\({C_{2x}}{H_{3x}}C{l_x} + C{l_2} \to {C_{2x}}{H_{3x – 1}}C{l_{x + 1}} + HCl\).

Ta có \(\% Cl={{35,5.\left( {x + 1} \right)} \over {62,5x + 34,5}}.100\% = {{35,5x + 35,5} \over {62,5x + 34,5}} .100\%= {66,7}\%\Rightarrow x \approx 2\)

b) Công thức cấu tạo của một đoạn phân tử gồm hai mắt xích có thể là.

Advertisements (Quảng cáo)