Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 75 Sách Hóa lớp 12 Nâng cao: Peptit và protein

Bài 13 Peptit và protein. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 75 SGK Hóa  lớp 12 Nâng cao.Từ 3…; Phát biểu nào sau đây đúng?

Bài 1: Từ \(3\; α\) – amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, Z?

A.2

B.3

C.4

D.6

Chọn D

Có \(3!=6\)

Bài 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử  đipeptit có hai liên kết peptit.

B. Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit.

C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.

D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n -1.

Chọn D

Bài 3: Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit mạch hở ?

Phân biệt các khái niệm oligopeptit, polipeptit và poliamit.

Phân tử peptit được hình thành từ các gốc α-amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định . Trong phân tử peptit đơn vị aminoaxit chứa nhóm –NH2 được gọi là aminoaxit đầu hay aminoaxit N, còn đơn vị aminoaxit ở cuối chứa nhóm -COOH được gọi laf aminoaxit đuôi hay aminoaxit C.

Ví dụ :

– Có 4 liên kết peptit trong một pentapeptit.

– Phân biệt oligopeptit, polipeptit,poliamit. ( poliamit cũng là polipeptit).

Advertisements (Quảng cáo)

– Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-aminoaxit và được gọi tương ứng là đipeptit; tripeptit… đecapeptit.

– Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-animoaxit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

– Poliamit là những polime có chứa nhiều nhóm axit –CO-NH- trong phân tử. Chúng được điều chế bằng cách trùng ngưng một điaxit với một điamin, hoặc trùng ngưng ω-aminoaxit mạch dài, hoặc đi từ lactam…Các poliamit có tính bền với nhiệt và khó cháy nên được dùng để may áo cứu hỏa. Ngoài ra các poliamit được dùng để kéo tơ dệt vải may mặc.

Bài 4: Viết công thức cấu tạo ,gọi tên các tripeptit hình thành từ 3 amino axit sau: glyxin, alanin và valin.

Có \(3!=1.2.3=6\) tripeptit mà các aminoaxit không lặp lại hai lần.

Ngoài 6 tripeptit mà phân tử mỗi aminoaxit không được lặp lại còn có các tripeptit mà một aminoaxit lặp lại hai lần như Ala-Ala-Val, Ala-Val-Val…Hoặc lặp lại ba lần như Ala-Ala-Ala, Val-Val-Val,…

Như vậy có tổng cộng \(3.3.3 = {3^{3}} = 27\) tripeptit

Bài 5: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly,Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val.

a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapepeptit A.

b) Hãy chỉ ra đâu là amino axit đầu N, đâu là amiono axit đầu C ở peptapeptit A.

a) Từ Ala-Gly và Gly-Ala suy ra Ala ở giữa :…Gly-Ala-Gly…

Advertisements (Quảng cáo)

Theo đề bài khi thủy phân không hoàn toàn thu các đipeptit Ala-Gly,Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val.

Vậy pentapetit là : Gly-Ala-Gly-Gly-Val

b) Aminoaxit đầu N: Glyxin

c) Aminnoaxit đầu C: Valin

Bài 6: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt được các dung dịch: glucozo, glixerol, etanol và lòng trắng trứng ?

A. Dd NaOH

B. Dd AgNO3

C. Dd Cu(OH)2

D. Dd HNO3

Chọn C.

Bài 7

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein;

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

a) Peptit và protein

– Peptit là những hợp chất chứ từ 2 đến 50 gốc α-aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

– protein (protit) là những hợp chất cao phân tử phức tạp gồm từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit hợp thành , có phân phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu .

b) Protein đơn giản và protein phức tạp

– Protein đơn giản là những proptein được tạo thành chỉ từ các α-aminoaxit .

– protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”.

Bài 8: Hãy phân biệt các dung dịch keo sau đây bằng phương pháp hóa học: nước xà phòng, hồ tinh bột , lòng trắng trứng.

– Dùng dung dịch \(I_2\) để nhận ra tinh bột      

– Dùng \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\) do phản ứng màu với protein nên nhận biết được lòng trắng trứng.

Bài 9: Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa \(0,4\%\) Fe (mỗi phần tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe).

Phân tử khối gần đúng của một hemoglobin \({M_{hemoglobin}} = {{56.100} \over {0,4}} = 14000(dvc)\)

Bài 10: Khi thủy phân hoàn toàn \(500\) gam protein A thì được \(170\) gam alanin. Nếu phân tử khối của A là \(50.000\) thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?

Giải: Số mol của alalin là: \({{170} \over {89}} \approx 1,91\;mol \)

\({M_A} = 50000 \Rightarrow {n_A} = {{500} \over {50000}} = 0,01\,\,mol\)

Trong \(0,01\;mol\) phân tử A có \(1,91\; mol\) alalin

Do đó: \(1 \;mol\) phân tử A có \(191\; mol\) alalin

Số mắt xích alanin trong phân tử A là \(191\)

Advertisements (Quảng cáo)