Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Hóa học 11

Bài 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 trang 3, 4 SBT hóa học 11: Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch ?

Bài 1 Sự điện li trang 3, 4 Sách bài tập hóa học 11. Giải bài 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 trang 3, 4 . Câu 1.4: Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian …; Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch ?

Bài 1.4: Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.

Vì Ca(OH)2 hấp thụ C02 trong không khí tạo thành kết tủa CaC03 và H20 làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch :

Ca2+ + 2OH + C02 \( \to \) CaC03\( \downarrow \) + H20(*)

Bài 1.5: Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch :

1. Các chất điện li mạnh : BeF2, HBr04, K2Cr04.

2. Các chất điện li yếu : HBrO, HCN.

1. BeF2 \( \to \) Be2+ +2\({F^ – }\)

Advertisements (Quảng cáo)

HBr04 \( \to \) H+ + Br\({O_4}^ – \)

K2Cr04 \( \to \) 2K+ + Cr\({O_4}^{2 – }\)

2. HBrO \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) H+ + Br\({O^ – }\)

HCN \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) H+ + C\({N^ – }\)

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1.6: Viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hoà tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch axit trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm ? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơliê.

CH3COOH \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) CH3CO\({O^ – }\) + H+ ( 1 )

CH3COONa phân li trong dung dịch như sau :

CH3COONa \( \to \) CH3CO\({O^ – }\) + Na+

Sự phân li của CH3COOH là quá trình thuận nghịch. Đây là cân bằng động. Khi hoà tan CH3COONa vào thì nồng độ CH3CO\({O^ – }\) tăng lên, làm cho cân bằng (1) chuyển dịch từ phải sang trái, nên nồng độ H+ giảm xuống.

Bài 1.7: Trong dung dịch \(C{H_3}\)COOH 4,3.10-2 M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 8,6.10-4 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử \(C{H_3}\)COOH trong dung dịch này điện li ra ion ?

                                                 CH3COOH \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) CH3CO\({O^ – }\) + H+

Nồng độ ban đầu (mol/l) : 4,3.10-2                      0                0

Nồng độ cân bằng (mol/l) : 4,3.10-2-8,6.10-48,6.10-48,6.10-4

Phần trăm phân tử \(C{H_3}\)COOH phân li ra ion : \(\frac{{{{8,6.10}^{ – 4}}}}{{{{4,3.10}^{ – 2}}}}.100\% \) = 2%.

Advertisements (Quảng cáo)