Bài 1: Trong những trường hợp nào có hiên tượng tự cảm?
Hiện tượng tự cảm xuất hiện trong một mạch kín có dòng điện xoay chiều chạy qua, hoặc trong một mạch điện một chiều khi ta đóng mạch hay ngắt mạch
Bài 2: Phát biểu định nghĩa từ thông riêng, độ tự cảm của một mạch kín.
Giả sử có một mạch kín C, trong đó có dòng điện cượng đọ i. Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông Φ qua C được gọi là từ thông riêng của mạch.
L là một hệ số, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín C gọi là độ tự cảm của C
Bài 3: Độ lớn của suất điện động tự cảm phụ thuộc các đại lượng nào?
Suất điện động tự cảm etc = – L \(\frac{\Delta i}{\Delta t}\).
Từ đây ta thấy nó tỉ lệ với độ tự cảm của mạch và tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện \(\frac{\Delta i}{\Delta t}\) trong mạch.
Bài 4: Chọn câu đúng:
Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là:
Advertisements (Quảng cáo)
A. L
B. 2L
C. \(\frac{L}{2}\)
D. 4L
Chọn B
Sử dụng công thức L = 4π10-7 iS.\(\frac{N^{2}}{l}\) . Khi N tăng gấp đôi, s giảm một nửa thì l tăng gấp đôi. L’ = 2L
Bài 5: Phát biểu nào dưới đây là sai?
Advertisements (Quảng cáo)
Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
A. Dòng điện tăng nhanh
B. Dòng điện giảm nhanh
C. Dòng điện có giá trị không đổi
D. Dòng điện biến thiên nhanh.
Chọn C
Dòng điện có giá trị lớn nếu không biến thiên thì suất điện động tự cảm vẫn bằng 0.
Bài 6: Tính độ tự cảm của mỗi ống dây hình trụ có chiều dài 0,5m gồm có 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20cm
L = 4π10-7 .\(\frac{10^{6}}{0,5}\) (π. 0,01) = 0,079H
Bài 7: Suất điện động tự cảm 0,75V xuất hiện trong một cuộn cảm có L = 25mH; tại đó cường độ dòng điện giảm từ ia giá trị xuống 0 trong 0,01s. Tính ia
etc = – L\(\frac{\Delta \Phi }{\Delta t}\) => \(\frac{i_{a}}{0,01}\) = \(\frac{0,75}{25.10^{-3}}\)
=> ia = 0,3A
Bài 8: Trong mạch điện hình 25.5, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Dòng điện qua L bằng 1,2A; độ tự cảm L = 0,2 H. Chuyển K sang vị trí b, tính nhiệt lượng tỏa ra trong R.
Nhiệt tỏa ra bằng năng lượng từ trường của ống dây:
Q = \(\frac{1}{2}\) Li2 = \(\frac{1}{2}\) .0,2. (1,2)2 = 0,144J.