Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Sinh học 11 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4 trang 115 SGK Sinh học 11 Nâng cao – Hãy trình bày những biến đổi xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn.

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 115 SGK Sinh học lớp  11 Nâng cao. Trình bày những diễn biến xảy ra ở chùy xináp khi có kích thích. ; Hãy trình bày những biến đổi xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn.

Câu 1: Trình bày những diễn biến xảy ra ở chùy xináp khi có kích thích.

Khi xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi trục, tới các chùm xinap sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+, Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùm xinap làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học, giải phóng các chất này vào khe xinap. Các phần tử chất trung gian hóa học sẽ gắn với các thực thể nằm trên màng sau xinap và làm thay đổi tính thấm màng sau xinap của nơron tiếp theo, xung thần kinh được hình thành và lại tiếp tục lan truyền dọc sợi trục và cứ như thế cho tới cơ quan đáp ứng.


Câu 2: Hãy trình bày những biến đổi xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn.

Những biến đổi về mặt điện hóa xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn:

– Sự xuất hiện điện động của tế bào thụ cảm xúc giác khi giẫm phải gai.

– Sự lan truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh rồi qua các xináp tới nơron vận động.

Advertisements (Quảng cáo)

– Xung truyền theo sợi trục của nơron vận động tới các cơ vận động bàn chân (hoặc ngón chân) gây ra phản ứng co chân để tránh tác dụng của gai nhọn.


Câu 3: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Tại sao xung thần kinh chỉ truyền qua xináp theo 1 chiều từ màng trước xináp sang màng sau xináp?

A. Vì chỉ ở chuỳ xináp mới có các bóng chứa chất trung gian hóa học, sẽ được giải phóng qua màng trước xináp khi có xung truyền tới.

B. Vì chỉ ở màng sau xináp mới có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học tương ứng.

Advertisements (Quảng cáo)

C. Vì màng sau xináp không giải phóng các chất trung gian hóa học và màng trước xináp không có các thụ thể tương ứng.

D. Tất cả các phương án trên.


Câu 4: Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau do đâu?

Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau là do mã thông tin thần kinh: Thông tin nhận được từ các cơ quan thụ cảm khác nhau bị kích thích với cường độ và tần số khác nhau đều được truyền đi dưới dạng xung thần kinh về trung ương.

Những thông tin đó đã được mã hóa (gọi là mã thông tin thần kinh) và trung ương thần kinh sẽ giải mã để nhận biết thông tin một cách chính xác.

* Đối với các thông tin có tính chất định tính, chúng được mã hóa bằng chính các nơron riêng biệt khi bị kích thích.

* Đối với các thông tin có tính chất định lượng thuộc các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hóa theo hai cách:

– Cách mã hóa thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron. Các kích thích yếu có thể gây hưng phấn các nơron có ngưỡng kích thích thấp, còn các kích thích mạnh sẽ gây hưng phấn các nơron kém nhạy cảm, đòi hỏi ngưỡng kích thích cao. Như vậy là những thông tin về cường độ kích thích đã được mã hóa bằng loại nơron và số lượng nơron.

– Cách mã hóa thứ hai phụ thuộc tần số xung thần kinh. Đối với các kích thích mạnh thì tần số xung càng cao. Chẳng hạn, các kích thích yếu có thể phát xung có tần số thấp (chỉ 6 xung/giây) trong lúc kích thích mạnh tần số xung có thể đạt tới 600 xung/giây.

Advertisements (Quảng cáo)