Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Hóa 11 Nâng cao

Bài 11. Amoniac và amoni: Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 47 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 47 – Bài 11. Amoniac và amoni SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 5: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau

Câu 5. Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

 

Khí A là \(N{H_3}\)

Câu 6. Cho cân bằng hóa học sau:

 

Cân bằng trên sẽ dịch chuyển theo chiều nào (có giải thích) khi:

a) tăng nhiệt độ

b) hóa lỏng amoniac để tách amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng

c) giảm thể tích của hệ phản ứng

 

Theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Lechatelier

a) Khi tăng nhiệt độ cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều thu nhiệt, tức chiều nghịch, chiều phân hủy \(N{H_3}\)

b) Khi hóa lỏng \(N{H_3}\) nồng độ \(N{H_3}\) giảm cân bằng hóa học sẽ dịch chuyển theo chiều làm tăng nồng độ \(N{H_3}\) (chiều thuận) tạo thành \(N{H_3}\)

Advertisements (Quảng cáo)

c) Giảm thể tích của hỗn hợp của phản ứng cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều làm giảm áp suất (chiều thuận) tạo ra \(N{H_3}\)


Câu 7. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó:

A. thoát ra một chất khí màu lục nhạt

B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm

C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xamnh giấy quỳ tím ẩm.

D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.

 

Chọn đáp án B


Câu 8*. Người ta có thể sản xuất amoniac để điều chế ure bằng cách chuyển hóa có xúc tác một hỗn hợp không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên).

Advertisements (Quảng cáo)

Phản ứng điều chế \({H_2}\) và \(C{O_2}\) : \(C{H_4} + 2{H_2}O \to C{O_2} + 4{H_2}\)   (1)

Phản ứng thu \({N_2}\) (từ không khí) và \(C{O_2}\): \(C{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O\)    (2)

Phản ứng tổng hợp \(N{H_3}\) :

Để sản xuất khí amoniac, nếu lấy 841,7 \({m^3}\)không khí (chứa 21,03% \({O_2}\), 78,02 \({N_2}\), còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu \({m^3}\) khí metan và bao nhiêu \({m^3}\) hơi nước để có đủ lượng \({N_2}\) và \({H_2}\) theo tỉ lệ 1:3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp amoniac. Giả  thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn thành và các thể tích khi được đo ở cùng điều kiện.

Thể tích khí \({O_2}\) và khí \({N_2}\) trong 841,7 \({m^3}\) không khí:

\({V_{{O_2}}} = \frac{{841,7.21,03}}{{100}} = 177,01({m^3});\)

\({V_{{N_2}}} = \frac{{841,7.78,02}}{{100}} = 656,69({m^3})\)

\({V_{{H_2}}}\)cần = \(3.{V_{{N_2}}} = 3.656,69 = 1970,08({m^3})\)

Từ phương trình (1): \(C{H_4} + 2{H_2}O \to C{O_2} + 4{H_2}\)

                                    \(1{m^3} \to 2{m^3} \to 1{m^3} \to 4{m^3}\)

                                     ? \( \leftarrow \) ? \( \leftarrow \)           1970,08 \({m^3}\)

\({V_{C{H_4}}} = \frac{{1970,08}}{4} = 492,52({m^3})\)

                                        \({V_{{H_2}O}} = 2.492,52 = 985,04({m^3})\)

Từ phương trình (2): \(C{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O\)

                                   \(1{m^3} \to 2{m^3}\)

                                     ? \( \leftarrow \)177,01 \({m^3}\)      \( \to \) 177,01 \({m^3}\)

\({V_{C{H_4}}} = \frac{{177,01}}{2} = 88,5({m^3})\)

Vậy thể tích \(C{H_4}\) và \({H_2}\) tổng cộng cần:

\({V_{C{H_4}}} = 492,52 + 88m5 = 581,02({m^3});\)

\({V_{{H_2}O}} = 985,04 – 177,01 = 808,03({m^3})\)

Advertisements (Quảng cáo)