Câu 1. Ion nitrua \({N^{3 – }}\) có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ nào, của ion halogenua và của ion kim loại kiềm nào? Hãy viết cấu hình electron của chúng.
Cấu hình e của \[N(Z = 7):1{s^2}2{s^2}2{p^3}\]
Cấu hình e của \[{N^{3 – }}(N + 3e \to {N^{3 – }}):1{s^2}2{s^2}2{p^6}\]
Cấu hình e của \[Ne(Z = 10):1{s^2}2{s^2}2{p^6}\]
Cấu hình e của \[F^-(F + e \to {F^{- }}):1{s^2}2{s^2}2{p^6}\]
Cấu hình e của \[N{a^ + }(Na \to N{a^ + } + e):1{s^2}2{s^2}2{p^6}\]
Câu 2. Trình bày cấu tạo của \({N_{{2}}}\) . Vì sao ở điều kiện thường \({N_2}\) là một chất trơ ? Ở điều kiện nào \({N_2}\) trở nên hoạt động hơn ?
Giải
Advertisements (Quảng cáo)
– Công thức cấu tạo: \(N \equiv N\). Phân tử \({N_2}\) chứa liên kết ba nên năng lượng liên kết lớn \( \Rightarrow {N_2}\) rất bền ở nhiệt độ thường.
– Ở nhiệt độ cao nitơ hoạt động hóa học khá hơn phản ứng với \({H_2},{O_2}\), kim lại.
Câu 3. Xuất phát từ nhiệt phân li thành nguyên tử của các phân tử cho dưới đây, hãy cho biết ở điều kiện thường chất nào (nitơ, hiđro, oxi, clo) tham gia phản ứng hóa học khó nhất và chất nào dễ nhất ? Vì sao ?
\({N_2} \to 2N;\Delta H = + 946kJ/mol\)
\({H_2} \to 2H;\Delta H = + 431,8kJ/mol\)
Advertisements (Quảng cáo)
\({O_2} \to 2O;\Delta H = + 491kJ/mol\)
\(C{l_2} \to 2Cl;\Delta H = + 238kJ/mol\)
ΔG = ΔH – T. ΔS
Nhiệt động lực học hóa học đã chứng minh rằng ΔG càng âm thì phản ứng càng dễ dàng xảy ra theo chiều đang xét.
Ở điều kiện thường tức là \(25^oC\) , T = 298 K , vậy T > 0.
Các phản ứng, chúng đều làm tăng xác suất nhiệt động của hệ lên 2 lần ( từ 1 mol tạo thành 2 mol) , tức ΔS > 0
Vậy để ΔG càng âm thì ΔH phải càng nhỏ ( vì -T.ΔS đã âm )
Theo thứ tự ΔG tăng dần là \(Cl_2 > H_2 > O_2 > N_2\) tương ứng với thứ tự giảm dần khả năng phản ứng
\(Cl_2 > H_2 > O_2 > N_2\)
Vậy thâm gia phản ứng khó nhất là \(N_2\), dễ nhất là \(Cl_2\)