Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Vật Lý 10

Bài 2.12, 2.12, 2.14 trang 9, 10 SBT Lý 10: Hãy tính vận tốc của viên đạn B40 ?

Bài 2 Chuyển động thẳng đều Sách bài tập Vật lí 10. Giải bài 2.12, 2.12, 2.14 trang 9, 10 Sách bài tập Vật lí 10. Câu 2.12: Một chiến sĩ bắn thẳng một viên đạn B40 vào một xe tăng của địch đang đỗ cách đó 200 m…

Bài 2.12: Một chiến sĩ bắn thẳng một viên đạn B40 vào một xe tăng của địch đang đỗ cách đó 200 m. Khoảng thời gian từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ khi trúng xe tăng là 1 s. Coi chuyển động của viên đạn là thẳng đều. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hãy tính vận tốc của viên đạn B40.

Thời gian t từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ gồm 2 khoảng thời gian sau

+ Thời gian để viên đạn chuyển động từ VT bắn đến xe tăng rồi phát nổ: t1  = s/v1

+ Thời gian tiếng nổ truyền từ xe tăng đến VT bắn: t2  = s/v2 = 200/340 = 0,59 s

Theo đề bài: t = t2 + t1 => t1 = t – t2 = 1 – 0,59 = 0,41 s

Do đó v1 = s/t1 = 200/0,41 = 487,8 m/s

Bài 2.14: Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ và chạy với vận tốc 40 km/h để đi đến B. Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ và chạy với vận tốc 80 km/h theo cùng chiều với xe máy. Coi chuyển động của xe máy và ô tô là thẳng đều. Khoảng cách giữa A và B là 20 km. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm 6 giờ làm mốc thời gian và chọn chiều từ A đến B làm chiều dương.

a) Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của xe máy và ô tô.

b) Vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của xe máy và ô tô trên cùng một hệ trục x và t.

c) Căn cứ vào đồ thị vẽ được, hãy xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy.

d) Kiểm tra lại kết quả tìm được bằng cách giải các phương trinh chuyển động của xe máy và ô tô.

Advertisements (Quảng cáo)

a. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động

– Của xe máy xuất phát lúc 6 giờ:

s1 = v1t = 40t;

x1 = s1 = 40t (với x0 = 0 )

– Của ô tô xuất phát lúc 8 giờ :

s2 = v2(t – 2) = 80(t – 2) với t ≥ 2;

x2 = x0 + s2 = 20 + 80(t – 2)

Advertisements (Quảng cáo)

b. Đồ thị tọa độ của xe máy (đường I) và ô tô (đường II) được vẽ ở trên hình

c. Trên đồ thị như ở hình vẽ

Vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy được biểu diễn bởi giao điểm M có tọa độ

xM = 140 km; tM = 3,5 h

d. Kiểm tra lại kết quả thu được nhờ đồ thị bằng cách giải phương trình:

x1 =x2 <=> 40t = 20 + 80(t – 2) => t = 3,5 h

Vậy ô tô đuổi kịp xe máy sau 3,5 h

Thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy là lúc: 6 h + 3,5 h = 9,5 h

Vị trí ô tô đuổi kịp xe máy là xM = 40.3,5 = 140 km

Bài 2.11: Một chiếc xe ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 120 km.

a)Tính vận tốc của xe, biết rằng xe tới B lúc 8 giờ 30 phút.

b) Sau 30 phút đỗ tại B, xe chạy ngược về A với vận tốc 60 km/h. Hỏi vào lúc mấy giờ ô tô sẽ về tới A ?

a. Thời gian chuyển động từ A đến B của ô tô là: t = 8 giờ 30 phút – 6 giờ = 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

=> Vận tốc của xe là: v = s/t = 120/1,5 = 80 km/h

b. Thời gian đến xe đi từ B về A là: t’ = s/v’ = 120/60 = 2 giờ

Thời điểm ô tô về tới A là: 8 giờ 30 phút + 30 phút + 2 giờ = 11 giờ

Vậy ô tô về A lúc 11 giờ

Advertisements (Quảng cáo)