Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Hóa học 10

Bài 6.11, 6.12, 6.13, 6.14, 6.15, 6.16 trang 60, 61 SBT Hóa 10: Tính phần trăm về khối lượng của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng ?

Bài 29 Oxi – Ozon  SBT Hóa lớp 10. Giải bài 6.11, 6.12, 6.13, 6.14, 6.15, 6.16 trang 60, 61 Sách bài tập Hóa học 10. Câu 6.11: Hỗn hợp khí B gồm có …

Bài 6.11: Hỗn hợp khí A gồm có \(O_2\) và \(O_3\), tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí \(H_2\) là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có \(H_2\) và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với \(H_2\) là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp khí A và B.

b) Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO ?

a) Đặt x và y là số mol \(O_3\) và \(O_2\) có trong 1 mol hỗn hợp khí

Hỗn hợp khí A : \({{48{\rm{x}} + 32y} \over {x + y}} = 19,2 \times 2 = 38,4\)

→3x=2y → 40% \(O_3\)  và 60% \(O_2\).

Đặt x và y là số mol \(H_2\) và CO có trong 1 mol hỗn hợp khí

Hỗn hợp khí B:   \({{{\rm{2x}} + 28y} \over {x + y}} = 3,6 \times 2 = 7,2\)

→x=4y → 80% \(H_2\)  và 20% CO

b) PTHH của các phản ứng :

\(2CO + O_2 → 2CO_2\)                               (1)

\(3CO + O_3 → 3CO_2\)                               (2)

Trong 1 mol hỗn hợp khí A có 0,6 mol \(O_2\) và 0,4 mol \(O_3\).

Theo (1): 0,6 mol \(O_2\)  đốt cháy được 1,2 mol CO.

Theo (2) : 0,4 mol \(O_3\) đốt cháy được 1,2 mol CO.

Kết luận : 1 mol hỗn hợp khí A đốt cháy được 2,4 mol khí CO.

Bài 6.12: Sau khi ozon hoá một thể tích oxi thì thấy thể tích giảm đi 5 ml. Tính thể tích ozon đã được tạo thành và thể tích oxi đã tham gia phản ứng để biến thành ozon. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Advertisements (Quảng cáo)

\(3O_2    →    2O_3\)

3ml → 2 ml (giảm 1 ml)

y ml ←x ml (giảm 5 ml)

Rút ra : x = 10 ml và y = 15 ml

Thể tích \(O_3\) đã tạo thành là 10 ml.

Thể tích \(O_2\) đã tham gia phản ứng là 15 ml.

Bài 6.13: Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó lại nạp oxi rồi cân. Khối lượng trong 2 trường hợp chênh lộch nhau 0,03 gam.

Tính phần trăm về khối lượng của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng. Biết các thể tích khí nạp vào bình đều đo ở đktc.

448 ml ở đktc là 0,02 mol.

Số mol ozon có trong oxi đã được ozon hoá :

 \({{0,O_3} \over {16}}\)= 0,001875 (mol) hay 0,09 (g).

Advertisements (Quảng cáo)

16

Số mol oxi có trong bình : 0,02 – 0,001875 = 0,018125 (mol) hay 0,58 g.

Khối lượng của hỗn hợp : 0,09 + 0,58 = 0,67 (g).

Phẩn trăm khối lượng cua ozon trong hỗn hợp :  \({{0,09.100\% } \over {0,67}} = 13,43\% \)

Bài 6.14: ỗn hợp khí ozon và oxi có tỉ khối so với khí \(H_2\) là 18.

a) Xác định % thể tích của ozon trong hỗn hợp.

b) Khi cho 1 lít (đktc) hỗn hợp khí đó đi qua bạc kim loại, khối lượng của bạc sẽ tăng lên bao nhiêu ?

Gọi x là số mol \(O_3\) có trong 1 mol hỗn hợp khí, số mol \(O_2\) sẽ là (1 – x) mol.

 Ta có phương trình : 48x + (1 – x).32 = 18.2

Giải ra X = 0,25.

Do %n = %V nên ozon chiếm 25% thể tích hỗn hợp.

b) \(2Ag + O_3 → Ag_2O + O_2\)     ( 1 )

Theo (1) : 22,4 lít \(O_3\)  tạo ra 1 mol \(Ag_2O\) khối lượng tăng 16 g

0,25 lít \(O_3\) tạo ra 1 mol \(Ag_2O\)  khối lượng tăng x g.

 \(x = {{16.0,25} \over {22,4}} = 0,178\left( g \right)\)

Bài 6.15: Có các chất khí không màu sau là : hiđro clorua, cacbonic, oxi, ozon.

Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt các khí trên.

+ Dùng giấy quỳ tím tẩm nước để nhận ra khí HCL.

+ Dùng nước vôi trong để nhận ra khí \(CO_2\).

+ Dùng dung dịch chứa hỗn hợp KI và hồ tinh bột để nhận ra ozon.

+ Khí còn lại là oxi.

Bài 6.16: Hỗn hợp khí \(SO_2\) và \(O_2\) có tỉ khối hơi đối với metan (\(CH_4\)) bằng 3. Tính thể tích khí \(O_2\) cần thêm vào 20 lít hỗn hợp trên để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi bằng 2,5.

Hỗn hợp đầu có : V = 20 lít, M = 3.16 = 48

Áp dụng phương pháp đường chéo ta có :

 

 → \(V_{O_2}\)=20 lít

Advertisements (Quảng cáo)