Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Hóa học 10

Bài 2.57, 2.58, 2.59, 2.60, 2.61, 2.62 trang 24 SBT Hóa 10: X là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?

Bài 9 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn SBT Hóa lớp 10. Giải bài 2.57, 2.58, 2.59, 2.60, 2.61, 2.62 trang 24 Sách bài tập Hóa học 10. Câu 2.57: Nguyên tố X có hoá trị cao nhất trong oxit là a và hoá trị trong hợp chất khí với hiđro là b. Nêu mối quan hệ giữa a và b…

Bài 2.58: Nguyên tố X có hoá trị cao nhất trong oxit là a và hoá trị trong hợp chất khí với hiđro là b. Nêu mối quan hệ giữa a và b.

Mối quan hệ giữa hai hoá trị của nguyên tố X là : a + b = 8

Bài 2.57: Nguyên tố X hoá hợp với H cho hợp chất \(XH_4\). Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng.

Tính số khối của X (coi số khối trùng với nguyên tử khối).

X là nguyên tố nào ?

a) Vì nguyên tố X hợp với hiđro cho hợp chất \(XH_4\) nên nguyên tố đó thuộc nhóm IVA. Oxit cao nhất của nó sẽ là \(XO_2\).

Theo đề bài ta có :\({{{m_O}} \over {{m_{X{O_2}}}}} = {{53,3} \over {100}}\)

 (\({m_O}\) là khối lượng của nguyên tố O, \(m_{XO_2}\) là khối lượng của  \(XO_2\)).

Advertisements (Quảng cáo)

Nguyên tử khối của oxi là 16. Gọi X là nguyên tử khối của X, ta sẽ có :

 \({{16 \times 2} \over {x + 16 \times 2}} = {{53,3} \over {100}}\)

 Từ đó ta có : 53,3.(x+32)=100.32

 \(x + 32 = {{100 \times 32} \over {53,3}} = 60\)

Nguyên tử khối của X : x = 60 – 32 = 28.

Advertisements (Quảng cáo)

b) X thuộc nhóm IVA, có số khối là 28. Vậy nguyên tố đó là silic (Si)

Bài 2.59: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là \(R_2O_5\) (A). Trong hợp chất với hiđro (B), R chiếm 82,35% về khối lượng. Xác định nguyên tố R và các công thức A, B.

 \(B:R{H_3} \to \% {m_R} = {R \over {R + 3}} \times 100 = 82,35 \Rightarrow R = 14(N) \to A,B\) là \(N_2O_5\) và \(NH_3\)

Bài 2.60: Nguyên tố Y thuộc nhóm VIA, oxit cao nhất của Y là A, hợp chất khí của Y với hiđro là B. Tỉ khối của B so với A là 0,425. Tìm Y, A, B.

\(A:Y{{\rm{O}}_3},B:Y{H_2} \to {{Y + 2} \over {Y + 48}} = 0,425 \to Y = 32(S) \to A:\) là \(SO_3\) B là \(H_2S\)

Bài 2.61: Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X là [Ne] 3s23p1. Cho biết vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. X là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?

Cấu hình e đầy đủ của X :1s22s22p63s23p1 → Z = 13 = STT, chu kì 3 (có 3 lớp e), nhóm IIIA, (có 3 lớp ngoài cùng, là nguyên tố p), kim loại.

Bài 2.62: Cho 0,64 g hỗn hợp hai kim loại X, Y (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì kế tiếp) tác dụng với dung dịch HC1 dư, thu được 448 ml H2 (đktc). Xác định hai kim loại.

Coi hỗn hợp kim loại X, Y là chất tương đương \(\overline M \)

Advertisements (Quảng cáo)