1. Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình electron như sau:
\(X:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\)
\(Y :1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{d^5}\)
\(Z:1{s^2}2{s^2}2{p^6}\)
\(Z :1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}\)
Mệnh đề nào sau đây đúng?
A.Cả 4 nguyên tố đều thuộc chu kì 3.
B. Các nguyên tố X, Y là kim loại; Z, T là phi kim.
C. Z là nguyên tố khí hiếm.
D. Các nguyên tố trên đều thuộc cùng một nhóm A.
2. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A.Ne, Na, C, Li.
B. Li, Na, C, Ne.
C.Ne, C, Li, Na.
D. C, Na, Li, Ne.
3. Cho các phát biểu sau
1)Tất cả các nguyên tố nhóm VIIA chỉ đóng vai trò chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
2) Tất cả các nguyên tố nhóm IA ( trừ hidro) đều là kim loại.
3) Các nguyên tố nhóm IVA có thể là phi kim hoặc là kim loại.
4) Các nguyên tố nhóm IA, IIA chỉ tạo thành hợp chất với oxi, không có hợp chất với hidro.
5) Hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì kế tiếp thì số hiệu các nguyên tử hơn kém nhau là 8, 18 hoặc 32.
Các phát biểu sai là:
A.1, 4. B.1, 3, 4.
C.1, 4, 5. D.3, 4.
4.. Anion X– và Y2+ đều có câu hình electron lớp ngoài cùng là \(3{s^2}3{p^{6.}}\) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là.
A. X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA; Y thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
B. X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA; Y thuộc chu kì, nhóm IIA.
C. X thuộc chu kì 4, nhóm IIA; Y thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
D. X thuộc chu kì 3, nhóm VIA; Y thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
5. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo đúng thứ tự tính axit giảm dần?
Advertisements (Quảng cáo)
A. \({H_2}Si{O_3},HAl{O_2},{H_3}P{O_4},{H_2}S{O_4},\)\(\,HCl{O_4}\).
B. \(HCl{O_4},{H_3}P{O_4},{H_2}S{O_4},HAl{O_2},\)\(\,{H_2}Si{O_3}\).
C. \(HCl{O_4},{H_2}S{O_4},{H_3}P{O_4},{H_2}Si{O_3},\)\(\,HAl{O_2}\).
D. \({H_2}S{O_4},HCl{O_4},{H_3}P{O_4},{H_2}Si{O_3},\)\(\,HAl{O_2}\).
6. Để trung hòa hết 5,6g một hiđroxit X của một kim loại nhóm IA cần dùng 100ml dung HCl 1M. Công thức của X là
A\(.Ca{\left( {OH} \right)_2}\) B.NaOH
C. KOH D.LiOH.
7. Hợp chất khí với H của nguyên tố Y có công thức tổng quát là YH4.
Oxit cao nhất của nó chưa 46,67% Y về khối lượng. Nguyên tố Y là
A.lưu huỳnh B.silic
C. cacbon D. natri.
8. Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử: \({}_{13}Al,{}_6C,{}_{16}S,{}_{11}Na,{}_{12}Mg\). Chiều giảm dần tính bazơ và tăng tính axit của các oxit như sau:
A. Na2O; MgO; CO2, Al2O3, SO2
B. MgO; Na2O; Al2O3; CO2; SO2
C. Na2O; MgO; Al2O3; CO2; SO2
D. MgO; Na2O; CO2, Al2O3, SO2
9. Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo đúng thứ tự giảm dần độ âm điện?
A.F, O, P, N. B. O, F, N, P
C.F, O, N, P. D.F, N, O, P.
1.0. Nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là (p, n, e) là 52. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
Advertisements (Quảng cáo)
A. chu kì 3, nhóm VIIB.
B. chu kì 3, nhóm VIIA.
C. chu kì 4, nhóm IIA.
D. chu kì 4, nhóm IIB.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
C |
C |
A |
A |
C |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
B |
C |
C |
B |
2. Trong cùng 1 chu kì khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính ki loại giảm dần. Li, C, Ne đều thuộc chu kì 2 \( \Rightarrow \) tính kim loại của Li > C > Ne (1)
Trong cùng 1 nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng đần. Li, Na cùng thuộc nhóm IA suy ra tính kim loại của: Na > Li(2)
Từ (1) và (2) ta có tính kim loại sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: Ne, C, Li, Na.
Đáp án C.
3.
1)Tất cả các nguyên tố nhóm VIIA chỉ đóng vai trò chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học: Sai
2) Tất cả các nguyên tố nhóm IA ( trừ hidro) đều là kim loại: Đúng
3) Các nguyên tố nhóm IVA có thể là phi kim hoặc là kim loại. Đúng
4) Các nguyên tố nhóm IA, IIA chỉ tạo thành hợp chất với oxi, không có hợp chất với hiđro. Sai vì chúng vẫn có khả năng tạo được các hợp chất gọi là các hiđrua kim loại.
5) Hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì kế tiếp thì số hiệu các nguyên tử hơn kém nhau là 8, 18 hoặc 32: Đúng.
Các phát biểu sai là 1 và 4.
Đáp án A.
5. Để so sánh tính axit của các hợp chất \({H_2}Si{O_3},HAl{O_2},{H_3}P{O_4},{H_2}S{O_4},\)\(\,HCl{O_4}\).ta căn cứ vào vị trí của các nguyên tử trung tâm trong hợp chất.
Các nguyên tố trung tâm trong các hợp chất trên lần lượt là: Si, Al, P, S, Cl đều thuộc chu kì 3.
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính axit tăng dần, nên dãy các chất theo chiều giảm dần của tính axit là \(HCl{O_4},{H_2}S{O_4},{H_3}P{O_4},{H_2}Si{O_3},\)\(\,HAl{O_2}\).
Đáp án C.
6. Gọi kim loại cần tìm là M
\(MOH + HCl \to MCl + {H_2}O\)
\({n_{HCl}} = 0,1.1 = 0.1\left( {mol} \right)\)
\(\Rightarrow {n_{MOH}} = {n_{HCl}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
\({M_{MOH}} = \dfrac{5,6} {0,1} = 56\)
\(\Rightarrow {M_M} = 56 – 17 = 39\left( {g/mol} \right)\)
Kim loại cần tìm là kali, X là KOH.
Đáp án C.
7. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố Y có công thức là YH4, suy ra công thức oxit cao nhất của Y với oxi là YO2.
Đặt nguyên tử khối của Y là x (g/mol)
\(\dfrac{{{M_Y}}}{{{M_X}}} = \dfrac{x}{{x + 32}} = \dfrac{{46,67}}{{100}} \Rightarrow x = 28\)
Nguyên tố cần tìm là Si
Đáp án B.
9. Để so sánh độ âm điện của các nguyên tố, ta cần so sánh các nguyên tử thuộc cùng một chu kì hoặc cùng một nhóm A với nhau, sau đó rút ra quy luật chung.
Trong một chu kì thì độ âm điện tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, suy ra độ âm điện của F > O > N (1)
Trong cùng một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm, suy ra độ âm điện của N > P (2).
Từ (1) và (2) suy ra độ âm điện tăng dần là P < N < O < P.
Đáp án C.
1.0: Theo bài ra ta có:
\(\left\{ \matrix{ 2p + n = 52 \hfill \cr 2p – n = 16 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ p = 17 \hfill \cr n = 18 \hfill \cr} \right.\)
Vậy nguyên tố đó có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p5.
X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA
Đáp án B.