1. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
A.Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa khử.
B.Trong các phản oxi hóa khử tổng số electron cho lớn hơn tổng số electron nhận.
C.Trong phản ứng oxi hóa khử tổng số electron cho nhỏ hơn tổng số electron nhận
D.Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng mà các chất tham gia đều là chất oxi hóa.
2.Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa.
A\(.Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}\)
B\(.AgN{O_3} + HCl \to AgCl + HN{O_3}\)
C\(.Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O\)
D\(.6FeC{l_2} + KCl{O_3} + HCl \to 6FeC{l_3} + KCl + 3{H_2}O\)
3. Trong phản ứng: \(2N{O_2} + 2NaOH \to NaN{O_3} + NaN{O_2} + {H_2}O\), NO2 đóng vai trò là?
A.chất oxi hóa.
B.chất khử.
C.không phải chất oxi hóa, không phải chất khử.
D.vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
4. Phản ứng \(F{e_x}{O_y} + HN{O_3} \to Fe\left( {N{O_3}} \right) + ..\). không phải là phản ứng oxi hóa khử khi
A.x=1, y=1. B.x=2,y=3.
C.x=3, y=4. D.x=1, y=0.
5. Phản ứng \(HCl + Mn{O_2} \to MnC{l_2} + C{l_2} + {H_2}O\) có hệ số cân bằng các chất lần lượt là
A.2, 1, 1, 1, 1. B.2, 1, 1, 1 ,2.
C.4, 1, 1, 1, 2. C.4, 1, 2, 1, 2.
6. Xét phản ứng
\(aFeS + bHN{O_3} \to cF{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + dFe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + eNO + g{H_2}O\) . Tỉ lệ a:b là
Advertisements (Quảng cáo)
A.1:2 B.1:3
C.2:3 D.1:4
7. Cho các phản ứng hóa học sau:
\(\eqalign{ & \left( 1 \right)S{O_2} + 2{H_2}S \to 3S + 2{H_2}O \cr & \left( 2 \right)S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O \cr & \left( 3 \right)S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O \to {H_2}S{O_4} + 2HBr \cr & \left( 4 \right)5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to {K_2}S{O_4} + MnS{O_4} + {H_2}S{O_4} \cr} \)
Phản ứng hóa học nào SO2 không đóng vai trò chất khử, cũng không đóng vai trò chất oxi hóa?
A.(3) B.(2)
C.(1) D(4)
8. Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Zn(NO3)2, AgNO3, H2O, và V lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít.
C. 8,96 lít D. 17,92 lít.
9. Cho 0,1 mol Al phản ứng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Al(NO3)3, H2O và 2,24 lít một khí X duy nhất (ở đktc). Khí X là?
A.NO2 B.NO
C.N2O D.N2.
1.0. Ở nước ta công nghệ đóng thuyền xuất hiện từ rất sớm và đã có những phát triển đáng kể. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, công nhân thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại, chúng có tác dụng ngăn cản nước biển xâm nhập vào lớp vỏ tàu bằng thép bên trong. Kim loại nào dưới đây thường có tác dụng làm lá chắn bảo vệ bên ngoài tàu?
A. Sn B. Pb
Advertisements (Quảng cáo)
C. Zn D. Cu.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
A |
B |
D |
B |
C |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
C |
1. A.Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa khử: Đúng.
B.Trong các phản oxi hóa khử tổng số electron cho lớn hơn tổng số electron nhận: Sai.
C.Trong phản ứng oxi hóa khử tổng số electron cho nhỏ hơn tổng số electron nhận: Sai
D.Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng mà các chất tham gia đều là chất oxi hóa: Sai. Vì phải chúa đồng thời chất khử và chất oxi hóa.
4. Xét phản ứng \(F{e_x}{O_y} + HN{O_3} \to Fe\left( {N{O_3}} \right) + ..\).
Sau phản ứng số oxi hóa của Fe là +3 nên để phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa khử thì trong hợp chất FexOy , Fe cũng phải có số oxi hóa +3. Hợp chất thỏa mãn là Fe2O3.
Vậy x = 2, y = 3.
Đáp án B.
5. \(\eqalign{ & HCl + Mn{O_2} \to MnC{l_2} + C{l_2} + {H_2}O \cr & 1 \times {\rm{ |}}M{n^{ + 4}} + 2e \to M{n^{ + 2}} \cr & 1 \times {\rm{ |}}2C{l^{ – 1}} \to C{l_2}^0 + 2.1e \cr & Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O \cr} \)
Đáp án C.
6. Ta nhận thấy trong phản ứng này cả Fe và S đều đóng vai trò là chất khử nên để dễ dùng cho việc cân bằng phương trình ta nên viết quá trình oxi hóa cho cả phân tử FeS
\(\eqalign{ & 1 \times {\rm{ |3}}{\left( {FeS} \right)^0} \to 3F{e^{ + 3}} + 3{S^{ + 6}} + 27e \cr & 9 \times {\rm{ |}}{{\rm{N}}^{ + 5}} \to {N^{ + 2}} + 3e \cr & 3FeS + 12HN{O_3} \to F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + 9NO + 6{H_2}O \cr} \)
Vậy a : b = 3 : 12 =1 : 4.
Đáp án D
8. Các quá trình xảy ra:
\(\eqalign{ & Z{n^0} \to Z{n^{ + 2}} + 2e{\rm{ }}{{\rm{N}}^{ + 5}} \to {N^{ + 4}} + 1e \cr & 0,1{\rm{ }} \to {\rm{ 0,2mol}} \cr & {\rm{A}}{{\rm{g}}^0} \to A{g^{ + 1}} + 1e \cr & 0,2 \to {\rm{ 0,2mol}} \cr} \)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: \({n_{N{O_2}}} = 0,2 + 0,2 = 0,4\left( {mol} \right)\)
\( \to \) Vkhí =0,4.22,4 = 8,96 (lít)
Đáp án C.
9. nkhí\( = {{2,24} \over {22,4}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
Các quá trình xảy ra:
\(\eqalign{ & A{l^0} \to A{l^{3 + }} + 3e{\rm{ }}{{\rm{N}}^{ + 5}} + \left( {5 – x} \right)e \to {N^{ + x}} \cr & 0,1 \to {\rm{ 0,3}}\left( {mol} \right){\rm{ 0,1}}\left( {5 – x} \right) \leftarrow 0,1\left( {mol} \right) \cr} \)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 0,1.(5-x) = 0,3 \( \Rightarrow \) x=2
Khí X là NO
Đáp án B
10: Tàu được làm bằng sắt khi tàu di chuyển trên biển nên sắt sẽ bị ăn mòn và hư hỏng. Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng sơn để ngăn cách vỏ tàu với nước biển tránh ăn mòn, nhưng ở phía đuôi tàu do hoạt động chân vịt, nước bị khuấy liên tục nên biện pháp sơn chưa đủ. Người ta thường gắn thêm lên đó một lớp kim loại kẽm. Vì kẽm có tính khử mạnh hơn sắt nên kẽm bị ăn mòn trước, còn sắt thì không bị ảnh hưởng gì.
Sau một thời gian khi miếng kẽm bị ăn mòn gần hết người ta sẽ thay thế bằng miếng kim loại kẽm khác để bảo vệ thân tàu.
Đáp án C.