Câu 1. Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?
– Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người:
+ Không gian: Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li. Thành Dương Châu – nơi bạn nhà thơ sắp đến là một thắng cảnh đô hội phồn hoa. Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Khung cảnh ấy gợi buồn, khoảng cách giữa nhà thơ và bạn mình lại càng buồn hơn.
+ Thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói là lúc sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói cũng có thể nói Dương Châu – nơi bạn nhà thơ đến là nơi phồn hoa, đô hội. Tất cả những điều ấy cũng không làm cho nỗi buồn của nhà thơ vơi đi mà trái lại nó còn làm cho nhà thơ buồn hơn.
+ Con người: chỉ với hai chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận sự thân thiết, gắn bó của nhà thơ với người bạn này.
– Tất cả những mối quan hệ trên đã làm cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi niềm thầm kín.
Câu 2. Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Gian hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân”?
Advertisements (Quảng cáo)
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền nam Trung Quốc. Mùa xuân trên song Trường Giang có nhiều thuyền bè xuôi ngược nhưng Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân”. Ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi nó nhỏ dần rồi biến mất. Có thể thấy người bạn này quan trọng với ông biết bao. Dù người đã đi rồi mà người tiễn ở lại vẫn thấy lưu luyến, bịn rịn.
Câu 3. Anh / chị hãy đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.
Ngươi đã đi xa nhưng tác giả vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, hẳn là ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho bạn đã đi xa, cánh buồm xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, nhà thơ vẫn không nỡ ra về. Dù cho cả bài không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân trọng đến nhường nào.
LUYỆN TẬP
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 1. Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được những “ý ở ngoài lời”. Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa như thế:
– Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tượng đối lập : người đi đến chốn phồn hoa đi hội >< người ở lại buồn bã, cô đơn.
– Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.
– Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu “ý ở ngoài lời”. Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ.
Câu 2. Các nhà thơ Đường rất trọng tình bạn :
Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm
Thế gian tri kỉ thật khó tìm.
Quả đúng là như vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng.