Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10 Nâng cao

Giải bài 3, 4, 5, 6, 7 trang 63 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao – Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng,

Giải bài 3, 4, 5, 6, 7 trang 63 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Giải bài tập trang 63 bài 13 Lực, tổng hợp và phân tích lực SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Câu 3: Cho hai lực đồng quy có độ lớn; Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng,

Bài 3: Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1} = 16\,N\) và \({F_2} = 12\,N\)

a) Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 30 N hoặc 3,5 N được không ?

b) Cho biết độ lớn của hợp lực F = 20 N . Hãy tím góc giữa lực \(\overrightarrow {{F_1}} \,và\,\overrightarrow {{F_2}} \)

Giải 

\({F_1} = 16\,N\,;{F_2} = 12\,N\)

a) Hợp lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) có độ lớn \(4 \le F \le 28\) (N) do đó F không thể lấy giá trị 30 (N) hoặc 3,5 (N) được.

b)

 \(\eqalign{  & \overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}   \cr  & F = 20\,N\,;\,{F_1} = 16N\,;{F_2} = 12\,N \cr} \)

=>\(\left\{ \matrix{  {F^2} = F_1^2 + F_2^2\text{ tam giác lực là tam giác vuông }\hfill \cr  Với\,\,\overrightarrow {{F_1}} \, \bot \,\overrightarrow {{F_2}}  \hfill \cr}  \right.\)

Vậy góc \(\alpha  = (\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ) = {90^0}.\)


Bài 4: Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn bằng nhau và từng đôi một làm thành góc \({120^0}\)(hình 13.10).Tìm hợp lực của chúng.

 

Giải 

Advertisements (Quảng cáo)

\(\overrightarrow {F\,\,\,}  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}} \,\, = \,\overrightarrow {{F’}\,}  + {\overrightarrow F _3} = \overrightarrow 0 \)

Hình bình hành OF1FF2 là hình thoi gồm hai tam giác đều

nên F= F1 = F2 = F3 và \(\alpha  = {60^0}\)

\(\overrightarrow {{F’}} \,\) nằm tronh mặt phẳng chứa \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \)

\(\eqalign{  &  =  > \,\overrightarrow {F’} \,\text{ và }\,\overrightarrow {F_3} \text{ trực đối}  \cr  &  =  > \overrightarrow F  = \overrightarrow {F’}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0  \cr} \)


Bài 5: Hãy dùng quy tắc hình bình hành và quy tắc đa giác để tìm hợp lực của ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\,\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \) có độ lớn bằng nhau và nằm trong cùng một mặt phẳng. Biết rằng lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) làm thành với hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \) những góc đều là 600 (Hình 13.11).

 

Giải :

Advertisements (Quảng cáo)

\(\overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  + \overrightarrow {{F_1}}  = \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {F’}  = 2\overrightarrow {{F_2}} \)

Tương tự như bài 4, \(\overrightarrow {F’}  = \overrightarrow {{F_2}}  \to \overrightarrow F  = 2\overrightarrow {{F_2}} \)


Bài 6: Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy trong Hình 13.12.

Biết \({F_1} = 5N,{F_2} = 3N,{F_3} = 7N\,,{F_4} = 1N\)

 

Giải 

\(\eqalign{  & \overrightarrow {F’}  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_3}} \text{ có }\cr&\left\{ \matrix{  độ\, \text{lớn }F’ = {F_3} – {F_1} = 7 – 5 = 2N \hfill \cr  \text{ chiều của }\overrightarrow {{F_3}}  \hfill \cr}  \right.  \cr  & \overrightarrow {F”}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_4}} \text{ có }\cr&\left\{ \matrix{  độ\, \text{lớn }F” = {F_2} – {F_4} = 3 – 1 = 2N \hfill \cr  \text{ chiều của }\overrightarrow {{F_2}}  \hfill \cr}  \right. \cr} \)

\(\text{ Hợp lực }\overrightarrow {F\,}  = \overrightarrow {F’}  + \overrightarrow {F”} \text{ có }\)

\(\left\{ \matrix{  độ\,\text{lớn }\,F = 2\sqrt 2 N \hfill \cr  \text{hướng hợp với }\overrightarrow {{F_3}} \,\text{và}\,\overrightarrow {{F_2}} \text{ cùng một góc }\alpha  = {45^0} \hfill \cr}  \right.\)


Bài 7: Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB. Khối lượng tổng cộng của mắc áo và áo là 3 kg (Hình 13.13).

Biết AB = 4m ; CD =10 cm

Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây.

 

Giải :

∆DAB cân tại D có đường trung trực DC trùng với giá của trọng lực \(\overrightarrow P \) tác dụng lên mắc và áo nên nếu phân tích \(\overrightarrow P  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}} \) như hình vẽ thì hình bình hành là hình thoi và \({F_1} = {F_2} = {{DI} \over {\sin \alpha }}\,;\) với \(DI = {P \over 2} = {{mg} \over 2};\) \(\sin \alpha  = {{CD} \over {AD}} = {{CD} \over {\sqrt {A{C^2} + C{D^2}} }}\)

 

Ta được : \({F_1} = {F_2} = {{mg\sqrt {A{C^2} + C{D^2}} } \over {2CD}} = {{3.9,8\sqrt {{2^2} + 0,{1^2}} } \over {2.0,1}} \approx 294,4(N)\)

Chất điểm D cân bằng dưới tác dụng của 4 lực đôi một cùng phương ngược chiều và \({F_1} = {F_2}\) nên \({T_1} = {T_2} = {F_1} = {F_2} = 294,4\,N\)

Vậy lực căng mỗi nhánh dây là 294,4 N

Advertisements (Quảng cáo)