Câu C1: Vì sao ta không nhận thấy lực hấp dẫn giữa các vật thể thông thường ?
Giải :
\({F_{hd}} = G{{{m_1}{m_2}} \over {{r^2}}};G = 6,{67.10^{ – 11}}N{m^2}/k{g^2}\)
G quá nhỏ; m1, m2 cũng nhỏ nên \({F_{hd}} \approx 0 = > {F_{hd}}\) này hầu như không gây tác động gì đối với các vật thể thông thường quanh ta.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu C2: Hãy giải thích kết luận ở bài 6 về giá trị của gia tốc rơi tự do.
Giải :
Từ công thức \(g = {{GM} \over {{{(R + h)}^2}}}\)ta thấy các vật ở cùng một nơi trên Trái Đất (R như nhau ) và ở gần mặt đất (\(h \le R\) nên coi \(h \approx 0\)) phải có cùng một gia tốc rơi tự do \(g = {{GM} \over {{R^2}}}\).
Câu C3: Vì sao ta thường chỉ chú ý đến trường hấp dẫn xung quanh những vật thể có khối lượng rất lớn ( Mặt Trời ,Trái Đất …) ?
Giải
Vì vật thể có khối lượng rất lớn mới tác dụng lực hấp dẫn đáng kể lên các vật ở xung quanh nó.