Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Toán 10 Nâng cao

Bài 23, 24, 25, 26 trang 53, 54 Sách Đại số 10 nâng cao: Hàm số bậc nhất một ẩn

Bài 2 Hàm số bậc nhất một ẩn. Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 53, 54 SGK Đại số 10 nâng cao. Giải bài tập trang 53, 54 Bài 2 Hàm số bậc nhất một ẩn SGK Đại số 10 nâng cao. Câu 23: Gọi (G) là đồ thị của hàm số y = 2|x|; Vẽ đồ thị của hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ và nêu nhận xét về quan hệ giữa chúng

Bài 23: Gọi (G) là đồ thị của hàm số y = 2|x|

a) Khi tịnh tiến (G) lên trên 3 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số nào ?

b) Khi tịnh tiến (G) sang trái 1 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số nào ?

c) Khi tịnh tiến (G) sang phải 2 đơn vị, rồi xuống dưới 1 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số nào?

a) Khi tịnh tiến (G) lên trên 3 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số y = 2|x| + 3

b) Khi tịnh tiến (G) sang trái 1 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số y = 2|x + 1|

c) Khi tịnh tiến (G) sang phải 2 đơn vị, rồi xuống dưới 1 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số

y = 2|x – 2| – 1


Bài 24: Vẽ đồ thị của hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ và nêu nhận xét về quan hệ giữa chúng:

a) y = |x – 2|

b) y = |x| – 3

Ta có:

\(\eqalign{
& y = \,|x – 2|\, = \left\{ \matrix{
x – 2\,\,\,;\,\,x \ge 2 \hfill \cr
– x + 2\,\,\,;\,\,x < 2 \hfill \cr} \right. \cr
& y = \,|x| – 3 = \left\{ \matrix{
x – 3\,\,\,;\,\,x \ge 0 \hfill \cr
– x – 3\,\,\,;\,\,x < 0 \hfill \cr} \right. \cr} \)

Bảng giá trị

x

0

2

y = x -2

-2

0

y = -x + 2

2

0

x

0

1

y = x – 3

-3

-2

y = -x – 3

-3

-4

Đồ thị hàm số:

Nhận xét:

Advertisements (Quảng cáo)

Đồ thị của hàm số y = |x| – 3 có được do tịnh tiến liên tiếp đồ thị hàm số y = |x – 2| sang trái hai đơn vị và xuống dưới 3 đơn vị.

Chú ý: y = |x| – 3 = |(x – 2) + 2| – 3


Bài 25: Đi một hãng taxi quy định giá thuê xe đi mỗi kilômét là 6 nghìn đồng đối 10 km đầu tiên và 2,5 nghìn đồng đối với các kilômét tiếp theo. Một khách thuê taxi đi quãng đường x kilômét phải trả số tiền là y nghìn đồng. Khi đó, y là một hàm số của đối số x, xác định với mọi x ≥ 0.

a) Hãy biểu diễn y như một hàm số bậc nhất trên từng khoảng ứng với đoạn \([0 ; 10]\) và khoảng \((10 ; +∞)\)

b) Tính f(8), f(10) và f(18).

c) Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) và lập bảng biến thiên cùa nó.

a) Ta có:

Nếu \(x ∈ [0, 10]\) tức hành khách đi không quá 10km thì số tiền phải trả là: \(y = 6x\) (nghìn đồng)

Nếu \(x ∈ (10 ; +∞)\) tức hành khách đi hơn 10km thì số tiền phải trả là:

\(y = 10.6 + (x – 10). 2,5\) (nghìn đồng)

Advertisements (Quảng cáo)

 \(\Leftrightarrow y  = 2,5x + 35\)

Vậy:

\(y = \left\{ \matrix{
6x\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,0 \le x \le 10 \hfill \cr
2,5x + 35\,\,\,;\,\,\,x > 10 \hfill \cr} \right.\)

b) Ta có:

\(f(8) = 48\)

\(f(10) = 60\)

\(f(18) = 80\)

c) Bảng giá trị:

x

0

10

y = 6x

0

60

y = 2,5x + 35

35

60

Bảng biến thiên:

 

Đồ thị hàm số:

 


Bài 26

Cho hàm số: y = 3|x – 1| – |2x + 2|

a) Bằng cách bỏ dấu giá trị tuyệt đối, hãy viết hàm số đã cho dưới dạng hàm số bậc nhất trên từng khoảng.

( Xét các khoảng hay đoạn \((-∞; -1), [-1; 1)\) và \([1; +∞)\)

b) Vẽ đồ thị rồi lập bảng biến thiên của hàm số đã cho.

a) Ta có:

Với \(x < -1\) thì \(x – 1 < 0\) và \(2x + 2 < 0\) nên \(y = 3(1 – x) + 2x + 2 = -x + 5\)

Với \(-1 ≤ x < 1\) thì \(x – 1 < 0\) và \(2x + 2 ≥ 0\) nên \(y = 3(1 – x) – 2x – 2 = -5x + 1\)

Với \(x ≥ 1\) thì\( x – 1 ≥ 0\) và \(2x + 2 > 0\) nên \(y = 3 (x – 1) – 2x – 2 = x – 5\)

Vậy:

\(y = \left\{ \matrix{
– x + 5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,;x < – 1 \hfill \cr
– 5x + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,; – 1 \le x < 1 \hfill \cr
x – 5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \ge 1 \hfill \cr} \right.\)

b) Bảng giá trị:


Bảng biến thiên:

Đồ thị hàm số:

 

Advertisements (Quảng cáo)