Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Sinh học 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4 trang 35 Sinh lớp 10 Nâng cao – Chọn câu đúng. Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi :

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 35 SGK Sinh học  lớp 10 Nâng cao.  Viết công thức tổng quát của axit amin. Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pôlipeptit và prôtêin. ; Chọn câu đúng. Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi :

Câu 1: Viết công thức tổng quát của axit amin. Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pôlipeptit và prôtêin.

– Công thức tống quát của axit amin :

– Sự hình thành liên kết peptit :

 

– Phân biệt các khái niệm :

+ Axit amin là phân tử có chứa nhóm amin (-NH2) và nhóm cacbôxyl (-COOH) và nhóm thứ 3 được kí hiệu là R.

+ Pôlipeptit là chuỗi có nhiều axit amin liên kết với nhau.

+ Prôtêin là cấu trúc đại phân tử (được cấu tạo từ các đơn phân là các axit amin) có khối lượng phân tử đạt tới hàng nghìn, hàng chục nghìn đơn vị cacbon và có cấu trúc rất phức tạp.


Câu 2: Phân biệt các cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin. Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin.

Advertisements (Quảng cáo)

* Phân biệt cấu trúc các bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin :

– Cấu trúc bậc 1: được hình thành do số lượng và trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

– Cấu trúc bậc 2: là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian được giữ vững nhờ các liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit gần nhau. Cấu trúc bậc 2 có dạng xoắn alpha hoặc gấp nếp bêta.

– Cấu trúc bậc 3: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp (đặc trưng cho mỗi loại prôtêin) tạo thành khối hình cầu.

– Cấu trúc bậc 4: là khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau để tạo phức hợp prôtêin lớn hơn.

* Các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin :

Advertisements (Quảng cáo)

– Liên kết peptit: là liên kết giữa nhóm COOH của một axit amin với nhóm NH2 của axit amin bên cạnh.

– Liên kết hiđrô: là liên kết giữa các nhóm peptit gần nhau.


Câu 3: Chọn câu đúng. Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi :

a) Nhóm amin của các axit amin.

b) Nhóm R- của các axit amin.

c) Liên kết peptit.

d) Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin.

 d) Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin.


Câu 4: Chọn câu đúng. Phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi :

a) Liên kết phân cực của các phân tử nước.

b) Nhiệt độ cao.

c) Sự có mặt của khí 02.

d) Sự có mặt của khí C02.

 b) Nhiệt độ cao.

Advertisements (Quảng cáo)