Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Sinh học 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 66, 67 SGK Sinh học 10 Nâng cao – Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động ?

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 66, 67 SGK Sinh học  lớp 10 Nâng cao.  Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất ? Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Cho ví dụ minh hoạ. ; Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động ?

Câu 1: Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất ? Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Cho ví dụ minh hoạ.

* Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào ?

– Sự vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất khí (02, C02…) chất hoà tan (vô cơ, hữu cơ bé) hoặc nước trực tiếp qua màng sinh chất theo građien nồng độ hoặc áp suất thẩm thấu qua các kênh (lỗ) của màng nhờ các prôtêin mang (pemêaza) và không tiêu tốn năng lượng.

– Sự vận chuyển chủ động (tích cực) là sự vận chuyển các chất qua màng thông qua các kênh (lỗ) của màng ngược với građien nồng độ và có tiêu thụ năng lượng.

* Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động :

– Sự vận chuyển thụ động xảy ra với các điều kiện sau :

+ Kích thước chất vận chuyển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng (02, CO2, H2O…)

+ Phải có sự chênh lệch nồng độ (các chất hoà tan trong nước vận chuyển thuận chiều với građien nồng độ).

+ Trong vận chuyển có chọn lọc thì phải có prôtêin kênh đặc hiệu (ví dụ prôtêin).

– Vận chuyển chủ động (tích cực) xảy ra với điều kiện sau :

+ Phải có ATP.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Phải có prôtêin vận chuyển đặc hiệu.

Ví dụ: thận thu hồi glucôzơ (trong nước tiểu có nồng độ thấp) trở về máu (nơi có nồng độ cao).


Câu 2: Hình vẽ dưới đây cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng.

Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là chất gì ?

Nêu cơ chế vận chuyển chất đó qua màng.

* Các chất được tạo ra có thể là : 1 khuyếch tán; 2. khuếch tán nhanh có chọn lọc ; 3. vận chuyển theo một chiều.

Advertisements (Quảng cáo)

* Cơ chế:

(1) Là con đường vận chuyển các phân tử nhỏ (O2, CO2…) hoặc các ion nhỏ (Na+, Cl …) qua lớp kép phôtpholipit không mang tính chọn lọc. (2) Con đường vận chuyển các chất một cách chọn lọc nhờ các kênh chuyên hoá, có chất mang (prôtêin) và tốc độ nhanh hơn ; (3) Vận chuyển theo một chiều (chẳng hạn vừa vận chuyển glucôzơ vừa vận chuyển natri).


Câu 3: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động ?

Điều kiện để xảy ra vận chuyển thụ động và chủ động :

– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ. Nếu là vận chuyển có chọn lọc thì cần prôtêin kênh đặc hiệu.

– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Có ATP, prôtêin kênh vận chuyển đặc hiệu.


Câu 4: Cho 3 tế bào cùng loại vào: nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarôzơ ưu trương. Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra.

Khi cho tế bào cùng loại vào 3 bình A, B, C (như đề ra) thì chúng sẽ đều to ra là vì dung dịch có nồng độ chất tan ít hơn.

Sau một thời gian lại cho cả 3 tế bào vào dung dịch đường saccarôzơ ưu trương thì cả 3 tế bào sẽ bé đi, vì nước từ trong tế bào đi ra ngoài để trung hoà môi trường ưu trương.


Câu 5: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây :

a) Dung dịch saccarôzơ ưu trương

b) Dung dịch saccarôzơ nhược trương

c) Dung dịch urê ưu trương

d) Dung dịch urê nhược trương

a) Dung dịch saccarôzơ ưu trương.

Advertisements (Quảng cáo)