Bài 4: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là:
A. 100 N.m; B. 2,0 N.m;
C. 0,5 N.m; D. 1,0 N.m.
Áp dụng công thức tính momen của một ngẫu lực:
M = Fd = 5.20.100 = 1 (N.m)
chọn D
Bài 5: Một ngẫu lực gồm có hai lực \(\overrightarrow{F_{1}}\) và \(\overrightarrow{F_{2}}\) có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen ngẫu lực này là:
A. (F1 – F2)d.
B. 2Fd
Advertisements (Quảng cáo)
C. Fd
D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Chọn C
Bài 6: Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5cm và có độ lớn FA = FB = 1N (hình 22.6a).
a) Tính momen của ngẫu lực.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Thanh quay đi một góc α = 30o. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.
a)
Áp dụng công thức:
M = Fd
= 1. 4,5.10-2
=> M = 45. 10-3 (N.m)
b) Áp dụng công thức:
M = Fd = F BI
Trong ∆AIB: cosα = \(\frac{BI}{AB}\) => BI = AB cosα
=> M = F. AB.cosα
= 1. 4,5.10-2 .cos30o = 4,5.\(\frac{\sqrt{3}}{2}\) 10-2
=> M = 3,897. 10-2 (N.m)