Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Soạn văn lớp 8

Soạn bài Hành động nói – Bài 23 Văn 8 trang 62: Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?

Soạn bài Hành động nói – Bài 23 Văn 8 SGK Ngữ văn 8 tập 2. Trả lời các câu hỏi phần I – III trang 62 – 65 SGK Văn 8. Câu 2: Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ? Lí Thông đã đạt được mục đích nói của mình, …

I. Hành động nói là gì?

– Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích cướp lấy công lao về mình. Câu nói thể hiện rõ nhất mục đích ấy là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

– Lí Thông đã đạt được mục đích nói của mình, vì sau khi nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh đã vội vàng từ giã mẹ con hắn để ra đi.

– Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.

– Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

Câu 1: Lời nói của Lí thông gồm có bốn câu: Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

– Câu “Con trăn ấy … đã lâu” nhằm mục đích thông báo.

– Câu “Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết” nhằm mục đích đe dọa

– Câu “Thôi … trốn ngay đi” nhằm mục đích khuyên.

– Câu “Có … lo liệu” nhằm mục đích hứa hẹn.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2: – Hành động hỏi và mục đích để hỏi : “Vậy … ở đâu ?”

– Hành động trình bày và mục đích thông báo “Con sẽ … Đoài”.

– Hành động hỏi và mục đích là van xin “U nhất định … u ? U không … u ?”.

– Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích là để than “Khốn nạn … này ! Trời ơi … !”.

Câu 3: Qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và II, có những kiểu hành động nói : hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa…

III. Luyện tập

Câu 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (do chính ông soạn) và kích lệ lòng yêu nước và ý chí chống ngoại xâm của tướng sĩ.

Advertisements (Quảng cáo)

– Câu thể hiện mục đích nói nêu trên là: “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”.

– Câu nêu trên vừa là lời thông báo, vừa là lời cầu khiến, đe doạ. Nó thể hiện rõ nhất cho mục đích chung của toàn bài.

Câu 2: a. Hành động hỏi và mục đích thăm hỏi “Bác trai … chứ ?”

– Hành động trình bày và mục đích thông báo “Cảm ơn … như thường … Nhưng … lắm”.

– Hành động điều khiển và mục đích cầu khiến “Này … trốn”.

– Hành động trình bày và mục đích nêu ý kiến thuyết phục : “Chứ cứ nằm … khổ. Người ốm … hoàn hồn”.

– Hành động trình bày và mục đích tỏ sự đồng ý “Vàng … cụ”.

– Hành động trình bày và mục đích giải thích “Nhưng để … đã. Nhịn … còn gì”.

– Hành động điều khiển và mục đích khuyên, giục “Thế thì … đấy”.

b. – Hành động nêu ý kiến và mục đích tỏ rõ Trời thuận ý người (câu 1).

– Hành động hứa hẹn và mục đích thề nguyền, tỏ sự quyết tâm (câu 2).

c. – Hành động báo tin và mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt “Cậu Vàng … ạ ! “Bán rồi ! … bắt xong !”.

– Hành động hỏi và mục đích muốn xác nhận một sự thật “Cụ bán rồi”.

– Hành động hỏi và mục đích tỏ ra ngạc nhiên “Thế … à ?”.

– Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích giãi bày sự day dứt, dày vò “Khốn nạn … ơi !”.

– Hành động kể và mục đích giải tỏa sự dằn vặt, đau đớn vì lừa một con chó.

Advertisements (Quảng cáo)