Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Địa lí 9

Đề kiểm tra học kì II Địa 9 SBT Địa lớp 9: Trình bày những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên (đất, rừng, khí hậu, nước và khoáng sản)

Đề kiểm tra học kì II Địa lí 9 – SBT Địa lớp 9. Giải bài/câu 1,2,3,4 bài tập trang 98 SBT Địa lý 9. Câu 2. Phân tích những điều kiện thuận lợi để xây dựng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế động lực trong cả nước; Trình bày những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên (đất, rừng, khí hậu, nước và khoáng sản)…

Câu 1: Cho hình dưới đây

Em hãy nêu tên :

a)   Các tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

b)   Các bãi tắm nổi tiếng của vùng.

c)   Các vườn quốc gia của vùng.

Các tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

a) Các tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

– Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

b) Các bãi tắm nổi tiếng của vùng

– Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nha trang, Mũi Né.

c) Các vườn quốc gia của vùng

– Núi Chúa


Câu 2: Phân tích những điều kiện thuận lợi để xây dựng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế động lực trong cả nước.

Advertisements (Quảng cáo)

– Nằm ở phía tây Đông Nam Bộ, giáp Cam-pu-chia, vịnh Thái Lan và Biển Đông, thuận lợi phát triển giao thông, thương mại với các vùng khác, với các nước khác trong tiểu vùng sông Mê Công bằng đường bộ, đường sông và đường biển.

– Diện tích rộng (4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa của vùng châu thổ sông Mê Công. Diện tích phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha) rất thuận lợi phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực : lúa

– Diện tích đất phèn, đất mặn tới 2,5 triệu ha, với vùng nước lợ, nước mặn ven biển, cửa sông rộng lớn có thể cải tạo để phát triển nông nghiệp.

– Khí hậu xích đạo, nóng ẩm quanh năm và mưa nhiều theo mùa – cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm.

– Lượng mưa nhiều, nguồn nước dồi dào (sông Mê Công và hệ thống kênh rạch chằng chịt), đủ nước cung cấp cho sự phát triển của các loại vật nuôi, cây trồng cũng như sự phát triển của các ngành công nghiệp.

– Sinh vật phong phú, đa dạng, diện tích rừng ngập mặn lớn; biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường lớn là điều kiện tốt để phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng nhiều loại nông sản, cơ sở nguyên liệu vững chắc cho nhiều ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh.

– Về điều kiên kinh tế – xã hội, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân thứ hai trong cả nước, gia tăng dân số cao, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế phát triển.

– Dân cư cần cù, năng động, có kinh nghiệm và thích ứng linh hoạt với nền sản xuất hàng hoá.


Câu 3: Cho bảng số liệu dưới đây

Advertisements (Quảng cáo)

DIỆN TÍCH , SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, THỜI KÌ 2000 – 2010

Năm

Tiêu mục

2000

2002

2003

2004

2005

2010

Diện tích (Nghìn ha)

Cả nước

7 666,3

7 504,3

7 452,2

7 445,3

7 329,2

7489,4

Đông Nam Bộ

526,5

483,9

478,9

475,2

417,4

295,1

Sản lượng (Nghìn tân)

Cả nước

32529,5

34447,2

34568,8

36148,9

35832,9

40005,6

Đông Nam Bộ

1679,2

1679,7

1742,7

1782,1

1624,9

1322,7

Em hãy rút ra những nhận xét cần thiết từ bảng số liệu trên.

–   Thời kì 2000 – 2006, diện tích trồng lúa của cả nước nói chung và của Đông Nam Bộ nói riêng đều có xu hướng giảm (cả nước giảm từ 7 666,3 nghìn ha năm 2000 xuống 7 324,4 nghìn ha năm 2006; Đông Nam Bộ giảm từ 526,5 nghìn ha năm 2000 xuống 435,4 nghìn ha năm 2006).

–  Về sản lượng đều có xu hướng tăng (cả nước tăng từ 32 529,5 nghìn tấn lên 35 826,8 nghìn tấn; Đông Nam Bộ tăng từ 1 679,2 nghìn tấn năm 2000 lên 1701,2 nghìn tấn năm 2006).

–   Trong khi diện tích giảm nhưng sản lượng lại tăng điều đó chứng tỏ năng suất lúa ngày càng cao.


Câu 4: Trình bày những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên (đất, rừng, khí hậu, nước và khoáng sản).

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ( 1,5 điểm)

–         Diện tích: 54,7 nghìn km2, (chiếm 16,5% diện tích cả nước)

–         Số dân 5.525,8 nghìn người (6,1% dân số cả nước- năm 2014).

–         Gồm các tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai

–         Phía đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.

–         Tây Nguyên có vị trí ngã 3 biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên (1,5 điểm)

–         Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm.

–         Rừng: gần 3 triệu ha (chiếm 25% diện tích rừng cả nước).

–         Khí hậu: cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp.

–         Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm khảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).

–         Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn.

–         Tài nguyên du lịch sinh thái: khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp (Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang, vườn quồc gia Yok Đôn,…).

Advertisements (Quảng cáo)