Giúp con học tại nhà không khó và cũng không hề dễ như bạn tưởng. Bạn cần có hiểu biết và cách truyền đạt giúp trẻ hiểu nhanh nhất. Trên Dethikiemtra.com, BQT sẽ hướng dẫn quý phụ huynh có thể giúp con học tốt toán lớp 2 tại nhà.
Mỗi chương sẽ gồm 2 phần chính: Các vấn đề chung và cách dạy trẻ học và vận dụng kiến thức làm các dạng bài phổ biến.
Phần đầu tiên: Các vấn đề chung
I. Nội dung của chương
Chương ôn tập và bổ sung gồm 2 vấn đề:
- Ôn tập kiến thức toán lớp 1.
- Giới thiệu một số kiến thức mới như:
- Tên gọi các số trong phép cộng: Số hạng và tổng
- Tên gọi các số trong phép trừ: Số bị trừ, số trừ và hiệu
- Đơn vị đo độ dài: đề xi mét (dm)
II. Yêu cầu
Học xong 11 tiết (2 tuần) của chương này trẻ phải:
- Nhớ lại được cách đọc, viết, so sánh, phân tích các số có hai chữ số
- Nhớ được cách cộng trừ (không nhớ) các số có hai chữ số
- Nắm được tên gọi của các số trong phép cộng, trừ
- Nắm được tên gọi, độ lớn, kí hiệu của đơn vị dm; quan hệ giữa dm, cm
III.Cách kiểm tra trẻ đã đạt yêu cầu
1. Cách kiểm tra yêu cầu 1 (Cách đọc, viết, so sánh 2 số)
Advertisements (Quảng cáo)
a) Phụ huynh đọc (viết) một số có 2 chữ số; chẳng hạn: “Sáu mươi ba” trẻ phải viết được 63. Tương tự, viết 98 yêu cầu trẻ đọc được “chín mươi tám”.
b) PH yêu cầu so sánh 2 số bất kì trong phạm vi 100, chẳng hạn 49 và 52, thì trẻ so sánh được:
49 bé hơn 52 (49<52)
52 lớn hơn 49 (52 >49)
c) Khi PH hỏi con thì con trẻ trả lời được, chẳng hạn:
– 57 gồm mấy chục, mấy đơn vị? (5 chục và 7 đơn vị). Lưu ý trẻ phải trả lời đầy đủ câu: 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị. Không được nói cộc lốc.
2. Cách kiểm tra yêu cầu 2 (Cộng trừ 2 số)
Advertisements (Quảng cáo)
PH nêu 1 phép cộng hoặc trừ không nhớ bất kỳ trong phạm vi 100. chẳng hạn 36 +21; (75 -42) thì trẻ phải tính được như sau:
Trong lúc tính thì trẻ phải nhẩm được như sau:
6 + 1 = 7, viết 7
3 + 2 = 5, viết 5
hoặc 5-2 = 3, viết 3
7-4 = 3, viết 3
3. Cách kiểm tra yêu cầu 3 (tên gọi các số trong phép +,-)
a) Khi PH nêu một phép cộng/trừ bất kì, chẳng hạn: 6 + 3 =9; 10- -4 = 6 và hỏi trẻ, trẻ phải trả lời được:
– Số hạng là số mấy? và 3) Tổng là mấy? (9)
– Số bị trừ là mấy? (10) số trừ là mấy? (4) hiệu là mấy? 6)
– 10 là số gì? Số bị trừ. 4 là số gì? Số trừ. 6 là gì? Hiệu.
Lưu ý: Thực ra các biểu thức 6 +3; 10-4 cũng gọi là tổng (hiệu). Tuy nhiên, không yêu cầu các cháu có học lực từ trung bình trở xuống nắm vững điều này.
b) Trẻ biết làm tính cộng/trừ để tìm đúng tổng/hiệu. Ví dụ
– Biết số hạng là 52 và 14. Hãy tìm tổng? (52 +14 = 66)
– Biết số bị trừ là 66, số trừ là 52. Hãy tìm hiệu ? (66 – 52 = 14)
4. Cách kiểm tra yêu cầu 4 (tên gọi, độ dài, đo dm)
a) Khi PH đọc: 6 đề xi mét trẻ viết được 6 dm; viết 8 dm trẻ đọc tám đề xi mét.
b) Trẻ điền đúng số vào chỗ chấm:
1dm = … cm (10cm)
10cm =… dm (1dm)
7dm = … cm (70cm)
50cm =… dm(5dm)
c) Khi PH hỏi, chẳng hạn: Mép bàn dài bao nhiêu đề xi mét? thì trẻ phải biết dùng thước để đo và trả lời, chẳng hạn mép bàn dài 9dm.
d) Khi PH đưa trẻ 1 đoạn dây và yêu cầu: Cắt cho bố/mẹ một sợi dây dài 4dm, thì trẻ biết đo và cắt được.
Bài tiếp theo: Hướng dẫn con học và giải bài tập trong SGK.